Soạn văn 9 VNEN bài 9: Đồng chí
Soạn văn bài: Đồng chí - Sách VNEN ngữ văn lớp 9 trang 72. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Tại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào”? Cách gọi ấy có ý nghĩa gì?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản "Đồng chí"
2. Tìm hiểu văn bản
a) Bài thơ mang hình thức lời tâm tình, kể về tình đồng chí của hai người lính (anh với tôi).Em hãy cho biết, hai người lính xuất thân từ những miền quê như thế nào?Điều gì khiến họ vốn là những người xa lạ mà "không hẹn quen nhau”?
b) Tình đồng chí của hai người lính có quá trình hình thành như thế nào?Em có nhận xét gì về dòng thứ bảy của bài thơ?
c) Sau khi kể về quá trình hình thành tình đồng chí, nhân vật trữ tình đã bày tỏ sự thấu hiểu và chia sẻ những gì với người bạn chiến đấu của mình ? Sự sẻ chia và thấu hiểu ấy có ý nghĩa gì?
d) Trong 3 câu cuối, người lính hiện lên ở hoàn cảnh như thế nào? Trình bày cảm nhận của em về câu cuối bài thơ (hình ảnh, nhạc điệu,...)
Chọn và nêu tác dụng của một hoặc một số nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ (về thể thơ , ngôn từ , giọng điệu, những biện pháp nghệ thuật,...)
3. Tìm hiểu văn học địa phương
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản "Đồng chí"
a) Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa “anh” và “tôi”. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy.
b) Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí trong bài thơ.
2. Tổng kết về từ vựng
a) Từ đơn và từ phức
(1) Nhắc lại khái niệm từ đơn, từ phức (nêu ví dụ minh họa). Chỉ ra sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy.
(2) Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?
che chở, nho nhỏ, bó buộc, tươi tốt, lạnh lùng, bọt bèo, xa xôi, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, bờ bến, lấp lánh, lung linh, xanh xao, xa lạ, tri kỷ, lung lay.
b) Thành ngữ
(1) Thành ngữ là gì? Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ? Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
- Đánh trống bỏ dùi
- Chó treo mèo đậy
- Được voi đòi tiên
- Nước mắt cá sấu
(2) Tìm và giải thích hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.
c. Nghĩa của từ
(1) Nghĩa của từ là gì?
(2)Hoàn thành những thông tin trong bảng sau vào vở:
Hiện tượng | Khái niệm | Ví dụ |
Từ nhiều nghĩa | ||
Từ đồng âm | ||
Từ đồng nghĩa | ||
Từ trái nghĩa | ||
Trường từ vựng |
(3)Thế nào là nghĩa gốc và nghĩa chuyển? Từ “ đầu” trong câu thơ nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đầu súng trăng treo
(4) Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có gì khác nhau? Nêu ví dụ minh họa
(5) Bằng hiểu biết về hiện tượng từ đồng âm, em hãy chỉ ra giá trị của câu thơ sau:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
(6) Cặp từ nào sau đây là từ trái nghĩa
Xanh- trong, sáng-trưa, mưa-nắng, vui-buồn, tóc-tai, quần- áo, tài-sắc
D.Hoạt động vận dụng
1. Vận dụng những hiểu biết về trường từ vựng, hãy nêu và phân tích giá trị biểu đạt của các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ quê hương, trang phục và cảm giác trong đoạn thơ sau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các từ láy , các cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau :
Ríu rít sẻ nâu, trong khiết tiếng chim ri
khung trời tuổi thơ xanh rờn cổ tích
Nắng với mưa, oi nồng và giá buốt
mộc mạc hồn làng mẹ nuôi tôi lớn lên.
Trong rất nhiều lãng đãng nhớ và quên
làng vẫn thế. Cánh đồng vẫn thế
Mùa hanh hao tay cuốc bầm ruộng nẻ
lúa nghẹn đòng trắng xác những mùa rơm.
Tôi tan vào làn hương ngát mạ non
cảm nhận lời ban sơ của đất
Điều gì mãi còn – điều gì sẽ mất
làng nhói lên trong hoài vọng bất thường.
3. Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán , cảnh Thùy Kiều ( nhờ sự giúp đỡ của Từ Hải ) khi gặp lại và báo ân với Thúc Sinh có đoạn :
“ Cho gươm mời đến Thúc lang
Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run
Nàng rằng: “Nghĩa nặng nghìn non,
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,
""Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?”
Từ "người cũ" và "cố nhân" trong đoạn thơ trên có đồng nghĩa không ? Chúng có thể hoán đổi vị trí cho nhau được không ? Vì sao ?
Xem thêm bài viết khác
- Từ Hán Việt có nguồn gốc từ đâu? Tại sao chúng được coi là từ Hán Việt?
- Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong các đoạn trích sau theo cách dẫn gián tiếp Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương
- Những chi tiết hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nào miêu tả sự giàu đẹp của biển. Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm gì với biển quê hương.
- Quan niệm của em về cuộc sống hạnh phúc? Trình bày điều đó trong đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ)
- Em hiểu hình ảnh con đường trong những câu trên như thế nào?
- Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa “anh” và “tôi”. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy. Cấu trúc sóng đôi trong bài Đồng chí
- Tầm vóc của đoàn thuyền đánh cá được miêu tả như thế nào? ( lái, buồm, không gian xuất hiện) điều đó gợi vẻ đẹo gì qua hình ảnh người lao động?
- Từ kết quả của các bài tập trên, em hãy cho biết : Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân nào?
- Từ kết quả bài tập trên, hãy hoàn thiện thông tin ở bảng sau (vào vở) để hiểu được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
- Trong mỗi ví dụ sau, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Lí giải rõ điều đó.
- Chỉ ra cách dùng của một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cho ví dụ cụ thể
- Kể tóm tắt nội dung Truyện Kiều và nêu những giá trị nổi bật của tác phẩm.