Tình đồng chí của hai người lính có quá trình hình thành như thế nào?

  • 1 Đánh giá

b) Tình đồng chí của hai người lính có quá trình hình thành như thế nào?Em có nhận xét gì về dòng thứ bảy của bài thơ?

Bài làm:

- Quá trình hình thành tình đồng chí của hai người lính:

  • Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ rồi gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh đều là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.
  • Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”. “Súng bên súng” là có chung nhiệm vụ đánh giặc. “Đầu sát bên đầu” là cùng chung ý nghĩa và lý tưởng. Họ cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.
  • Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ."

- Dòng thơ thứ bảy của bài thơ hết sức đặc biệt.

  • Dòng thơ này chỉ có hai tiếng “đồng chí” ngắn gọn được tách riêng độc lập trở thành một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than.
  • Dòng thơ đã chia bài thơ thành hai mạch cảm xúc: đi từ tình cảm riêng – tư (anh với tôi), đó là những cơ sở hình thành nên tình đồng chí, sự gắn bó chung lí tưởng, con đường (đồng chí), những biểu hiện của tình đồng chí.
  • Ý nghĩa của dòng thơ thứ 7 là nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí, giữa những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng.
  • 38 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm VNEN văn 9 tập 1