Trong mỗi ví dụ sau, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Lí giải rõ điều đó.
2. Luyện tập về phương châm hội thoại
a) Trong mỗi ví dụ sau, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Lí giải rõ điều đó.
- Ví dụ 1
Người cha sắp đi chơi xa, dặn con:
- Có ai tới hỏi cha thì đưa tờ giấy nào cho họ.
- Đưa bé bỏ tờ giấy vào túi áo. Cả ngày không thấy ai đến. Tối, sẵn có ngọn đèn, nó lấy ra xem, chẳng may vô ý để tờ giấy cháy mất.
Hôm sau có người khách đến chơi hỏi:
- Bố cháu có nhà không?
Thằng bé ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy, liền nói:
- Mất rồi ạ!
Ông khách sửng sốt:
- Mất bao giờ?
- Thưa…tối hôm qua.
- Sao mà mất nhanh thế?
- Cháy ạ!
-Ví dụ 2
Chị Dậu run run:
- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng cả suất của chú nó nữa nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phước nói với ông lí cho cháu khất.
Cai lệ không để cho chị nói hết câu, trợn ngược 2 mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Bài làm:
- Ví dụ 1 vi phạm phương châm quan hệ.
Hai người giao tiếp không cùng một đề tài, không hiểu ý nhau.
- Ví dụ 2 vi phạm phương châm lịch sự.
Tên cai lệ không thể hiện sự tôn trọng, lịch sự khi giao tiếp với chị Dậu.
Xem thêm bài viết khác
- Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống được khắc họa như thế nào?
- Phẩm chất, tính cách của Lục Vân Tiên được thể hiện như thế nào qua đoạn trích? Nhận xét của em về mô tip nhân vật này? Qua nhân vât, tác giả gửi gắm những mơ ước gì?...
- Hoàn thiện sơ đồ sau để thấy được kết cấu và nội dung chính của đoạn thơ
- Từ những kết quả của bài tập trên, em hãy cho biết: Văn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả không và sử dụng ở mức độ nào?
- Tìm và giải thích hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.
- Cùng bạn tìm ra một số từ ngữ mới được sử dụng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó
- Các mục 1 và 2 của Tuyên bố nêu lên vấn đề gì?
- Chỉ ra nội dung chính và nhận xét về kết cấu của đoạn thơ theo gợi ý sau
- Trong đoạn hội thoại sau, người nói đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Dụng ý của tác giả là gì khi để nhân vật của mình vi phạm phương châm hội thoại.
- Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, ghi lại một số câu thơ hay có yếu tố miêu tả.
- Soạn văn 9 VNEN bài 7: Cảnh ngày xuân – Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Ai là người kể về các nhân vật và sự kiện trên?