Trong 3 câu cuối, người lính hiện lên ở hoàn cảnh như thế nào?

  • 1 Đánh giá

d) Trong 3 câu cuối, người lính hiện lên ở hoàn cảnh như thế nào? Trình bày cảm nhận của em về câu cuối bài thơ (hình ảnh, nhạc điệu,...)

Bài làm:

- Trong ba câu thơ cuối, hình ảnh người lính hiện lên trong thờ điểm đêm khuya, nơi rừng hoang, dưới thời tiết sương muối khắc nghiệt, những người lính đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc tới.

- Câu thơ cuối bài “Đầu súng trăng treo” rất thực và cũng rất lãng mạn. Câu thơ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng được gợi ra từ những liên tưởng phong phú. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, là chất chiến đấu và chất trữ tình, là chiến sĩ và thi sĩ. Đó là các mặt bổ sung cho nhau của cuộc đời người lính cách mạng.

Câu thơ có bốn chữ tạo nên nhịp điệu như nhịp đập dịu dàng của trái tim người đồng chí. Nhập đập của trái tim chan chứa yêu thương.

Câu thơ cuối là một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Có lẽ chính vì vậy mà tác giả Chính Hữu đã lấy câu thơ này để đặt nhan đề cho cả tập thơ.

  • 25 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm VNEN văn 9 tập 1