Quan sát hình 29.2 và 29.3, em hãy nêu vai trò của thưc vật trong tự nhiên

151 lượt xem

2. Vai trò của thực vật

  • Quan sát hình 29.2 và 29.3, em hãy nêu vai trò của thưc vật trong tự nhiên

  • Điều gì xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn hình 29.2 nếu số lượng loài cỏ bị giảm đi đáng kể?
  • Quan sát hình 29.4, hãy cho biết hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được cân bằng như thế nào? Từ đó, hãy nêu vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu

  • Quan sát hình 29.5, em hãy cho biết tại sao phải trồng cây gây rừng

  • Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với vấn đề bảo vệ môi trường
  • Quan sát hình 29.7, hãy nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người

  • Nêu vai trò của một số loài thực vật ở địa phương em theo mẫu sau:

  • Tại sao nói "rừng xanh là lá phổi xanh" của Trái Đất

Bài làm:

  • Vai trò của thực vật trong tự nhiên: là nơi sinh sống cho một số sinh vật khác, đồng thời cung cấp thức ăn cho các sinh vật khác, là một mắt xích quan trọng chuỗi thức ăn tự nhiên
  • Chuỗi thức ăn là dãy các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Loài đứng trước lại là thức ăn cho loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng đồng thời cũng bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ.

Cỏ là thức ăn cho châu chấu. Châu chấu là thức ăn cho ếch. Ếch là thức ăn cho rắn. Rắn là thức ăn cho Diều

Nếu số lượng loài cỏ bị giảm đi đáng kể, chấu chấu sẽ có ít đi nguồn thức ăn dinh dưỡng này, nguồn sống của chúng bị giới hạn thì cũng sẽ bị giảm số lượng loài đáng kể. Tương tự với những sinh vật tiếp sau. Nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sinh vật của chuỗi (có thể diệt vong toàn bộ chuỗi nếu nó là mắt xích duy nhất cung cấp thức ăn cho các sinh vật ở mức trên). Có thể nói, chúng sinh ra và tiêu thụ lẫn nhau nhưng đó chính là cùng nhau phát triển.

  • Nhờ quá trình quang hợp ở thực vật. Hàm lượng khí carbon dioxide thải ra được thực vật hấp thụ lại và nhả lại oxi như một chất thải trong quá trình quang hợp. Vậy nên khí carbondioxide và oxigen trong không khí được cân bằng

Vai trò của thực vật trong điều hòa không khí: hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được cân bằng, ổn định, điều hòa khí hậu

  • Trồng cây rừng để tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn
  • Trồng cây xanh giúp cung cấp lượng khí oxigen cho con người hô hấp, đồng thời chúng cũng hấp thụ C02, amoniac, S02, Nox, bụi bẩn,... từ đó làm giảm các khí độc hại bị thải ra môi trường, giúp không khí trở nên trong lành hơn.Cây xanh có thể làm chậm sự bốc hơi nước, tăng độ ẩm không khí.
  • Vai trò của thực vật đối với đời sống con người: Thực vật cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu cho con người (cây lương thực, cây ăn quả, cây làm thức ăn, cây làm gia vị cung cấp dưỡng chất như đường, chất khoáng, vitamin,...). Thực vật cũng là nguyên liệu để sản xuất giấy, đồ đỗ, nhựa, dầu thực vật, tinh dầu, dồ uống, thuốc chữa bệnh và các dụng cụ phục vụ đời sống như thảm. túi xác, chổi,... Ngoài ra thực vật cũng giúp trang trí, làm đẹp cho khung cảnh
  • Hoàn thành bảng

  • Vì rừng là trụ cột đảm bảo cân bằng sinh thái. Nó có thể duy trì sự cân bằng lượng oxy và cacbonnic trong không khí, giảm nhẹ ảnh hưởng của các chất thải, khí độc gây nên ô nhiễm, làm trong sạch môi trường, vì vậy nên nó được xem là “Lá phổi của Trái đất”.

Hầu hết lượng oxy trên Trái đất này được sinh ra nhờ vào thực vật xanh trong rừng. Mỗi một năm, hệ thực vật trên Trái đất nhận 400 tỷ tấn cacbonic và thải ra 200 tỷ tấn oxy. Như vậy cho thấy nếu không có rừng, con người cũng như hệ sinh vật sẽ chẳng thể tồn tại được. Rừng cũng là máy hút bụi khổng lồ của con người. Do trên mỗi phiến lá có một lớp lông dày nên nó có thể chặn lại những chất gây ô nhiễm

Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội