Khi sử dụng lò sưởi điện, năng lượng nào đã biến đổi thành nhiệt năng? Cơ năng Điện năng Quang năng Hóa năng
BÀI TẬP
1. Khi sử dụng lò sưởi điện, năng lượng nào đã biến đổi thành nhiệt năng?
A. Cơ năng B. Điện năng.
C. Hoá năng D. Quang năng.
2. Phát biểu nào sau đây đúng? Khi quạt điện hoạt động,
A. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hoá thành nhiệt năng,
B. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hoá thành thế năng.
C. phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho quạt.
D. phần năng lượng hao hụt biến đổi thành dạng năng lượng khác.
3. Một quả bóng cao su được ném từ độ cao h xuống nền đất cứng, khi chạm đất quả bóng nảy lên. Sau mỗi lần nảy lên, độ cao giảm dần, nghĩa là cơ năng của quả bóng giảm dần. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao? Hãy dự đoán còn có hiện tượng nào khác xảy ra với quả bóng ngoài hiện tượng quả bóng bị nảy lên và rơi xuống.
4. Em hãy nêu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng các phương tiện giao thông.
Bài làm:
1. Chọn đáp án B
2. Chọn đáp án D
3. Không trái với định luật bảo toàn năng lượng, vì một phần cơ năng của quả bóng đã biến thành nhiệt năng khi quả bóng đập vào đất, một phần truyền cho không khí làm cho các phần tử không khí chuyển động
Hiện tượng khác: Quả bóng bị biến dạng mỗi khi rơi xuống chạm đất và trở lại hình dạng ban đầu mỗi khi nảy lên. Nhiệt độ của quả bóng hơi tăng nhẹ.
4. Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng phương tiện gia thông
- Tìm kiếm nơi ở gần để làm việc
- Ưu tiên lựa chọn phương tiện giao thông công cộng, xe đạp hoặc đi bộ
- Sử dụng chung phương tiện giao thông
- Chọn mua phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng
- Duy trì tốc độ đều khi lái xe, không tăng ga hoặc hãm phanh đột ngột
Xem thêm bài viết khác
- Phiếu nhận xét môn khoa học tự nhiên 6 sách chân trời sáng tạo
- Nêu hai ví dụ về vật này tác dụng đẩy hay kéo lên vật kia
- Nhận xét về hình dạng của một số virus trong hình 24.1 Nhận xét về hình dạng của một số virus trong hình 24.1 Quan sát hình 24.2, nêu cấu tạo của virus.
- Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 31: Động vật
- Nêu vai trò của đa dạng sinh học và trong thực tiễn, lấy ví dụ
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
- Em hãy dự đoán các thí nghiệm 1,2,3,4 thuộc lĩnh vực khoa học nào
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.
- Em hãy kể tên một số chất rắn tan được trong nước, một số chất rắn không tan được trong nước mà em biết
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 20: Các cấp độ tỏ chức trong cơ thể đa bào