Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào so với khi không sử dụng
4. Kính lúp và kính hiển vi quang học
- Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào so với khi không sử dụng
- Em hãy dùng kính lúp đọc các dòng chữ trong sgk
- Quan sát hình 3.8, chỉ rõ bộ phận cơ học và quang học trong cấu tạo kính hiển vi quang học
- Kính hiển vi quang học có vai trò gì trong nghiên cứu khoa học?
- Thực hành các bước sử dụng kính hiển vi quang học
- Sử dụng kính hiển vi quang học, em hãy quan sát một số mẫu tiêu bản trong phòng thực hành
Bài làm:
- Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật được phóng to, quan sát được rõ hơn so với khi không sử dụng
- Học sinh thực hiện dung kính lúp đọc các dòng chữ trong sách giáo khoa
- Bộ phận quang học: gương hội tụ ánh sáng, vật kính, thị kính
Bộ phận cơ học: chân kính, thân kính, ống kính, công tắc, ốc điều chỉnh nguồn sáng, mâm kính, đĩa quay gắn các vật kính, ốc sơ cấp, ốc vi cấp
- Kính hiển vi quang học có vai trò trong nghiên cứu khoa học: Quan sát các vật thể có kích thước bé mà mắt thường không nhìn thấy được phóng đại nhờ một hệ thống các thấu kính thủy tinh
- Học sinh thực hành sử dụng kính hiển vi quang học theo các bước như sau:
- Bước 1. Chuẩn bị kính: Đặt kính vừa tầm quan sát, nơi có đủ điều kiện chiếu sáng hoặc gần nguồn cấp điện.
- Bước 2. Điều chỉnh ánh sáng: Mắt nhìn vào thị kính, điều chỉnh gương phản chiếu hướng nguồn ánh sáng vào vật kính, khi thấy trường hiển vi sáng trắng thì dừng lại (nếu dùng kính hiển vi điện thì bỏ qua bước này).
- Bước 3. Quan sát vật mẫu:
- Đặt tiêu bản lên mâm kính.
- Điểu chỉnh ốc sơ cấp, đưa vật kính đến vị trí gần tiêu bản
- Mắt hướng vào thị kính, điểu chỉnh ốc sơ cấp nâng vật kính lên cho tới khi quan sát được mẫu vật thì chuyển sang điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn rõ các chỉ tiết bên trong. Để thay đổi độ phóng đại kính hiển vi, quay mâm kính để lựa chọn vật kính phù hợp.
- Học sinh tự thực hành quan sát một số mẫu tiêu bản bằng tính hiển vi quang học
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên
- Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí
- Lực ma sát có tác dụng như thế nào khi vật chuyển động? Khi đi bộ trên mặt đường trơn, điều gì sẽ xảy ra?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng
- Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- Em hãy mô tả sự "chuyển động” của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời.
- Quan sát hình 44.1 và cho biết Mặt Trăng có phải tự phát ra ánh sáng hay không? Vì sao?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí
- Ngoài tác dụng gây ra sự thay đổi đột ngột và thay đổi hướng chuyển động của vật, lực còn có thể gây ra tác dụng nào khác ở vật chịu tác dụng lực?
- Quan sát cấu tạo tế bào thực vật trong hình bên và trả lời các câu hỏi sau Thành phần nào là màng tế bào?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 13: Một số nguyên liệu