[Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất
Hướng dẫn giải bài 8 Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất Tính chất của chất trang 35 sgk khoa học tự nhiên 6. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được nhà xuất bản giáo dục biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
1. Sự đa dạng của chất
- Em quan sát được những vật thể nào trong hình 8.1? Vật thể nào có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên), vật thể nào do con người tạo ra (vật thể nhân tạo)?
- Kể tên một số vật thể và cho biết chất tạo nên vật thể đó
- Nêu sự giống nhau, khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo
- Kể tên một số vật sống và vật không sống mà em biết
- Cho các vật thể: quần áo, cây cỏ, con cá, xe đạp. Hãy sắp xếp chúng vào mỗi nhóm vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh và vật vô sinh
2. Các thể cơ bản của chất
- Quan sát hình 8.2 và điền thông tin theo mẫu bảng 8.1
- Quan sát hình 8.3, hãy nhận xét đặc điểm về thể rắn, thể lỏng và thể khí của chất
- Kể tên ít nhất hai chất ở mỗi thể rắn, lỏng, khí mà em biết
3. Tính chất của chất:
- Em hãy nhận xét về thể và mùa sắc của than đá, dầu ăn, hơi nước trong các hình 8.4,8.5 và 8.6
- Thực hiện thí nghiệm 1 (hình 8.7) và ghi kết quả sự thay đổi nhiệt độ hiển thị trên nhiệt kế sau mỗi phút theo mẫu bảng 8.2. Trong suốt thời gian nước sôi, nhiệt độ của nước có thay đổi không?
- Từ thí nghiệm 2 (hifnh8.8 và 8.9), em có nhận xét gì về khả năng tan của muốn ăn và dầu ăn trrong nước.
- Khi tiến hành thí nghiệm 3, em thấy có những quá trình nào đã xảy ra? Hãy lấy ví dụ trong thực tế cho quá trình này.
- Em hãy cho biết trong các quá trình xảy ra ở thí nghiệm 3 có tạo thành chất mới không.
- Trong thí nghiệm 3, hãy chỉ ra quá trình nào thể hiện tính chất vật lí, tính chất hóa học của đường
- Em hãy nêu một số tính chất vật lí và tính chất hóa học của một chất mà em biết.
4. Sự chuyển thể của chất
- Tại sao kem lại tan chảy khi đưa ra ngoài tủ lạnh?
- Tại sao cửa kính trong nhà tắm bị đọng nước sau khi ta tắm bằng nước ấm?
- Khi đun sôi nước, em quan sát thấy có hiện tượng gì trong nồi thủy tinh?
- Quan sát vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, em hãy cho biết các quá trình diễn ra trong vòng tuần hoàn này.
- Em hãy quan sát thí nghiệm 4,5 và cho biết có những quá trình chuyển thể nào đã xảy ra?
- Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống tương ứng với mỗi quá trình chuyển thể: nóng chảy, đông đặc, bay hơi, sôi và ngưng tụ.
Bài tập:
1. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau:
a) Cơ thể người chứa 63% — 68% về khối lượng là nước.
b) Thuỷ tinh là vật liệu chế tạo ra nhiều vật gia dụng khác nhau như lọ hoa. cốc, bát, nồi...
c) Than chì là vật liệu chính làm ruột bút chì.
d) Paracetamol là thành phần chính của thuốc điều trị cảm cúm.
2. Em hãy chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh trong các phát biểu sau:
a) Nước hàng (nước màu) được nấu từ đường sucrose (chiết xuất từ cây mía đường, cây thốt nói, củ cải đường. ...) và nước.
b) Thạch găng được làm từ lá găng rừng, nước đun sôi, đường mía.
c) Kim loại được sản xuất từ nguồn nguyên liệu ban đầu là các quặng kim loại.
d) Gỗ thu hoạch từ rừng được sử dụng để đóng bàn ghế, giường tủ, nhà cửa.
3. Cho các từ sau: vật lí; chất; sự sống; không có; rắn; lỏng; khí; tự nhiên/ thiên nhiên; tính chất; thể trạng thái; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Các chất có thể tồn tại ở ba (1)... cơ bản khác nhau, đó là (2)...
b) Mỗi chất có một số (3)... khác nhau khi tồn tại ở các thể khác nhau.
c) Mọi vật thể đều do (4)... tạo nên. Vật thế có sẵn trong (5)... được gọi là vật thể tự nhiên; Vật thể do con người tạo ra được gọi là (6)...
d) Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7)... mà vật vô sinh (8)...
e) Chất có các tính chất (9)... như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo.
f) Muốn xác định tính chất (10)... ta phải sử dụng các phép đo.
4. Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối (diêm dân) dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối? Giải thích.
5, Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hoá học, tính chất vật lí?
a) Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước.
b) Cho 1 thịa đường vào cốc nước và khuấy đều.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát cấu tạo tế bào thực vật trong hình bên và trả lời các câu hỏi sau Thành phần nào là màng tế bào?
- Quan sát hình 14.1, hãy kể tên một số loại lương thực phổ biến ở Việt Nam
- Phiếu nhận xét môn khoa học tự nhiên 6 sách chân trời sáng tạo
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 6: Đo thời gian
- Theo em, hỗn hợp mayonnaise là một dung dịch, huyền phù hay một dạng khác
- Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là gì? Nêu các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.
- Nêu vai trò của đa dạng sinh học và trong thực tiễn, lấy ví dụ
- Tìm hiểu thông tin và cho biết ứng dụng của virus trong nghiên cứu thực tiễn
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 28: Nấm
- Bộ sưu tập tranh về các nhóm thực vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 138
- Hãy cho biết vai trò của khoa học tự nhiên được thể hiện trong các hình 1.7 đến 1.10
- Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. Điểu này có nghĩa