Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào? Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết ?
3. Giới thiệu một số dụng cụ đo:
- Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào? Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết ?
- Em hãy cho biết các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để làm gì?
- Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng?
- Hoàn thiện quy trình đo bằng cách điền số thứ tự các bước trong bảng sau cho phù hợp:
- Em hãy thực hành đo khối lượng và thể tích hòn đá bằng cách sử dụng cân đo và cốc chia độ.
Bài làm:
- Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo như: Nhiệt kế, thước dây, cân điện tử
Một số dụng cụ đo hàng ngày biết đến như: cân đồng hồ, nhiệt kế, thước cuộn, cân điện tử, cốc chia độ, bình chia độ, đồng hồ bấm giây,...
- Các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để:
- Thước cuộn: dùng để đo đạc, đo lường khoảng cách, chiều dài, bè dày của vật dụng hay các công trình thiết bị nào đó.
- Đồng hồ bấm giây: dùng bấm giây để đo thành tích, so sánh thời gian ở những đơn vị nhỏ hơn giây,...
- Lực kế: dùng để đo lực
- Nhiệt kế: được sử dụng để đo nhiệt độ hoặc nhiệt độ gradient bằng cách sử dụng nhiều nguyên tắc khác nhau. Dùng nhiệt kế có khả năng đo nhiệt độ chất rắn, chất lỏng hoặc khí.
- Pipette: dùng để vận chuyển một thể tích chất lỏng, đây là dụng cụ thông dụng trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, y học.
- Ống chia độ (ống đong): được dùng để đo thể tích chất lỏng không lớn.
- Cốc chia độ: đo thể tích chất lỏng hay dung dịch với lượng lớn hơn ống chia độ.
- Cân đồng hồ: dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật
- Cân điện tử: dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật, độ đo chính xác hơn cân đồng hồ.
Để dung bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, cần thực hiện như sau:
- Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo
- Chọn cốc chia độ phù hợp với thể tích cần đo
- Đặt cốc chia độ thẳng đứng, cho chất lỏng vào cốc
- Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc chia độ
- Điền số thứ tự vào bảng:
- Bước 2: Chọn dụng cụ đo phù hợp
- Bước 1: Ước lượng đại lượng cần đo
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo
- Bước 3: Hiệu chỉnh dụng cụ đo với những dụng cụ đo cần thiết
- Bước 4: Thực hiện phép đo
Học sinh tự thực hành, sử dụng cân đo để đo khối lượng hòn đá và sử dụng cốc chia độ để đo thể tích hòn đá. Sau đó ghi lại kết quả thu được
Xem thêm bài viết khác
- Vẽ và mô tả hình dạng vi khuẩn latic có trong tiêu bản Tại sao chúng ta phải bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh?
- Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau Cơ thể người chứa 63% — 68% về khối lượng là nước.
- Lấy ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực
- Trên vỏ sữa có ghi "Khối lượng tịnh:380g" (hình 37.1a). Số ghi đó chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 18: Thực hành quan sát tế bào
- Năng lượng ban đầu đã chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào? Hãy chỉ ra phần năng lượng nào có ích, phần năng lượng nào là hao phí
- Tìm hiểu về một số nguyên liệu sử sụng trong đời sống và trong công nghiệp, em hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 13.1
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
- Thế giới sinh vật được chia vào các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự
- Hãy cho biết vai trò của khoa học tự nhiên được thể hiện trong các hình 1.7 đến 1.10
- Điền thông tin theo mẫu bảng sau Vật liệu nào dưới đây được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững