Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của virus, theo em, virus có phải là một cơ thể sống không? Vì sao?
BÀI TẬP
1. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của virus, theo em, virus có phải là một cơ thể sống không? Vì sao?
2. Có bạn nói rằn: "Virus chỉ có hại mà không có lợi ích gì cho con người". Em có đồng ý với quan điểm của bạn không? Vì sao?
3. Em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh cúm do virus cúm gây ra ở người
Bài làm:
1. Virus không phải là một cơ thể sống. Bởi vì chúng không có cấu tạo tế bào, không thể thực hiện các chức năng của cơ thể sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng,... Chúng phải sống dựa vào vật chủ và nếu không có chủ thể thì virus chỉ là vật không sống
2. Quan điểm "Virus chỉ có hại mà không có ích lợi gì cho con người" là quan điểm không đúng. Bởi vì virus có vai trò vô cùng quan trọng trong khoa học, từ virus chúng ta có thể sản xuất được nên các chế phẩm sinh học như thuốc kháng sinh, vaccine; hay trong nông nghiệp, virus được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu mà không gây hại đến môi trường cũng như con người và các loài sinh vật khác
3. Một số biện pháp phòng chống bệnh cúm do virus cúm gây ra ở người:
- Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng
- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo
- Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh
- Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc
- Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn
Xem thêm bài viết khác
- Phiếu nhận xét môn khoa học tự nhiên 6 sách chân trời sáng tạo
- Nêu hai ví dụ về vật này tác dụng đẩy hay kéo lên vật kia
- Nhận xét về hình dạng của một số virus trong hình 24.1 Nhận xét về hình dạng của một số virus trong hình 24.1 Quan sát hình 24.2, nêu cấu tạo của virus.
- Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 31: Động vật
- Nêu vai trò của đa dạng sinh học và trong thực tiễn, lấy ví dụ
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
- Em hãy dự đoán các thí nghiệm 1,2,3,4 thuộc lĩnh vực khoa học nào
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.
- Em hãy kể tên một số chất rắn tan được trong nước, một số chất rắn không tan được trong nước mà em biết
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 20: Các cấp độ tỏ chức trong cơ thể đa bào