Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực.
92 lượt xem
Câu 2: Trang 79 sgk Địa lí 9
Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực.
Bài làm:
* Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
- Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
- Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…)
* Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng
- Những thuận lợi:
- Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.
- Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
- Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.
- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)
- Những khó khăn:
- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất.
- Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái.
- Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).
- Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lương thực lao động có trình độ bị hút về các thành phố…).
Xem thêm bài viết khác
- Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta?
- Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
- Căn cứ vào bảng 17.1, hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
- Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Căn cứ vào bảng 25.1, hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
- Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?
- Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
- Dựa vào hảng số liệu: Diện tích đất nống nghiệp, dân sô' của cả nước và Đồng hằng sông Hồng, năm 2002.
- Dựa vào bảng 26.2, hãy nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.
- Dựa vào hình 14.1 hãy cho biết từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?
- Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước.
- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.