Sơ đồ tư duy bài 12 Lịch sử 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 12 ngắn gọn nhất

16.678 lượt xem

KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo Sơ đồ tư duy bài 12 Lịch sử 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Ngoài ra KhoaHoc còn đăng tải thêm phần tóm tắt lý thuyết bài học cùng những câu hỏi trắc nghiệm có đáp án nhằm hỗ trợ học sinh nắm vững kiến thức của bài cũng như học tốt Lịch sử 12.

A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 12

1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 12 ngắn gọn

 

 

2. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 12 chi tiết

B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 12

I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

+ Hoàn cảnh: Pháp tuy là nước thắng trận sau chiến tranh, nhưng bị thiệt hại nặng nề. Để bù lấp vào chỗ thiếu hụt đó, chúng tăng cường vơ vét của cải, bóc lột thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

+ Nội dung khai thác:

  • Kinh tế: Tăng cường đầu tư vốn vào công nhân và nông nghiệp: Trong nông nghiệp, Pháp chủ yếu đầu tư đồn điền cao su; trong công nghiệp chủ yếu khai thác mỏ than, thiếc, kẽm, sắt. Một số ngành ngành công nghiệp nhẹ như dệt, xay xát, muối,... cũng được đầu tư

  • Phát triển giao thông vận tải đường sắt, đường bộ, các đô thị mở rộng.

  • Mở ngân hàng Đông Dương, độc quyền phát hành giấy bạc, nắm mọi huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, tìm cách tăng thuế để bóc lột nhân dân ta,…

2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục, của thực dân Pháp

+ Chính trị, xã hội:

  • Chia nước ta làm ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau.

  • Lập bộ máy quân sự, cảnh sát, mật thám, nhà tù ráo riết họat động; tiến hành cải cách chính trị - hành chính để đối phó

+ Giáo dục:

  • Thành lập hệ thống giáo dục Pháp - Việt từ tiểu học đến đại học, nhưng rất nhỏ giọt

  • Cho in ấn sách, báo phát phục vụ tuyên truyền cho chủ trương “Pháp – Việt đề huề”; các trào lưu văn hóa phương Tây có điều kiện tràn vào Việt Nam.

3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở VN

a. Chuyển biến về kinh tế

  • Chỉ có một số vùng có chuyển biến ít nhiều về kinh tế nhưng mang tính chất cục bộ.

  • Kinh tế Đông Dương vẫn phụ thuộc vào kinh tế Pháp và là thị trường của kinh tế Pháp.

b. Chuyển biến về giai cấp xã hội

  • Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.

  • Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát.

  • Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.

  • Tư sản Việt Nam: bị phân hóa thành hai bộ phận làTư sản mại bản và tư sản dân tộc.

  • Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thông yêu nước, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc

II. Phong trào dân tộc, dân chủ ở VN từ năm 1919 đến năm 1925

1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài

+ Hoạt động của Phan Bội Châu:

  • Từ năm 1914 đến năm 1917, mặc dù bị bọn quân phiệt ở Quảng Châu bắt giam, Phan Bội Châu vẫn tìm cách hoạt động cứu nước.

  • Tháng 6/1925, Phan Bội Châu lại bị Pháp bắt và đưa về Huế giam lỏng, kết thúc cuộc đời hoạt động yêu nước trong tiếc nuối của ông.

+ Hoạt động của Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài:

  • Sau chiến tranh, nhiều Việt kiều hoạt động ở Pháp, điển hình là Phan Châu Trinh.

  • Năm 1922, Phan Châu Trinh đã viết “Thất điều thư”, vạch trần 7 tội đáng chém của vua Khải Định khi ông này sang thăm nước Pháp.

  • Ông thường tổ chức các buổi diễn thuyết để lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam hô hào mọi người “Khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh”.

=>Thúc đẩy phong trào yêu nước.

2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam

+ Hoạt động của tư sản:

  • Tổ chức phong trào tẩy chay tư sản hoa Kiều, chủ trương “chấn hưng hàng nội, bài trừ hàng ngoại”, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn,…

  • Thành lập Đảng lập hiến (1923) để đòi tự do dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi thì lại thoả hiệp.

+ Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản Việt Nam:

  • Một số tổ chức chính trị ra đời lãnh đạo đấu tranh: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng thanh niên,…

  • Cho ấn hành và xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ: Tiếng chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã,…

  • Năm 1923, thành lập tổ chức Tâm tâm xã ở Quảng Châu. Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái mở đầu thời kì đấu tranh mới.

  • Phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và đòi để tang Phan Châu Trinh (1926) lan rộng khắp cả nước.

+ Phong trào công nhân:

  • Trước năm 1925, phong trào đấu tranh của công nhân còn mang tính tự phát

  • Tháng 8/1925, công nhân xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) bãi công, ngăn cản Pháp đưa binh lính người Việt sang đàn áp cách mạng Trung Quốc

=> Công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển sang đấu tranh tự giác.

3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

  • 1917 NAQ trở lại Pháp tiếp tục hoạt động.

  • 18-6-1919 Người thay mặt những người VN yêu nước gởi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ nhưng không được chấp nhận.

  • 7-1920 đọc bản “Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin . Người tìm ra con đường cho CMVN.

  • 12-1920 dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã Hội Pháp ở Tua. Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng CS Pháp, trở thành người CSVN đầu tiên.

  • 1921 NAQ cùng với một số nhà CM thuộc địa lập ra “Hội các dân tộc thuộc địa” ở Pari để tập hợp những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp chống chủ nghĩa thực dân, xuất bản báo Người cùng khổ (Le Paria).

  • 1925 Người xuất bản cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

  • 6-1923 Người bí mật từ Pháp đi Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội V Quốc tế cộng sản.

  • 1924 NAQ về Quảng Châu (Trung Quốc), chuần bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng CSVN.

Ý nghĩa: Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho CMVN và chuẩn bị tích cực cho sự ra đời của Đảng.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 12

Câu 1:  Sự kiện ngày 17 - 6 - 1924 gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, đó là:

  • Người dự Đại hội nông dân Quốc tế.

  • Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.

  • Người dự Đại hội Quốc tế phụ nữ.

  • Người dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản.

Câu 2:  Để nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1920 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở nước nào?

  • Ở Liên Xô.

  • Ở Pháp.

  • Ở Trung Quốc.

  • Ở Anh.

Câu 3: Mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1919 - 1924 chủ yếu là

  • đòi quyền lợi về kinh tế.

  • đòi quyền lợi về chính trị.

  • đòi quyền lợi về kinh tê và chính trị.

  • chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.

Câu 4: Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam, có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, đó là giai cấp nào?

  • Nông dân, địa chủ phong kiến.

  • Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công.

  • Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc.

  • Nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân.

Câu 5: Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924) tại Liên Xô vào năm bao nhiêu tuổi?

  • 33 tuổi.

  • 34 tuổi.

  • 35 tuổi

  • 36 tuổi

Câu 6: Năm 1922 Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo:

  • “Đời sống công nhân”.

  • “Người cùng khổ” (Le Paria).

  • “Nhân đạo”.

  • “Sự thật”.

Câu 7: Là người đã từng tham gia vụ binh biến trên tàu chiến Pháp ở Biển Đen (năm 1918) phản đối chính sách can thiệp cách mạng Nga của đế quốc Pháp, khi về nước đã lập ra tổ chức đầu tiên của công nhân Việt Nam. Ông là ai?

  • Phan Anh.

  • Tôn Đức Thắng.

  • Trường Chinh.

  • Lê Duẩn.

Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đầu tranh tự giác?

  • Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922).

  • Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).

  • Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn ngăn tàu chiến Pháp đi đàn áp cách mạng ở Trung Quốc (tháng 8 - 1925).

  • Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).

Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

  • Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (ngày 18 - 6 - 1919).

  • Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (tháng 12 - 1920).

  • Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (tháng 7 - 1920).

  • Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 6 - 1925).

Câu 10: Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 - 1930 là gì?

  • Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

  • Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

  • Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.

  • Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 11: Thời gian ở Liên Xô 1923 - 1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các tờ báo:

  • “Đời sống công nhân”.

  • Báo “Nhân đạo”, báo “Sự thật”.

  • Tạp chí “Thư tín quốc tế”, báo “Sự thật”.

  • Tạp chí “Thư tín quốc tế”.

Câu 12: Pháp đầu tư vốn vào ngành nào nhiều nhất trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai?

  • Công nghiệp.

  • Nông nghiệp.

  • Giao thông vận tải.

  • Thương mại.

Câu 13: Tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản đầu tiên ở Việt Nam là

  • Tâm tâm xã.

  • Tân Việt Cách mạng đảng.

  • Việt Nam Quốc dân đảng.

  • Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 14: Vì sao tầng lớp tiểu tư sản trở thành những bộ phận quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta?

  • Bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ.

  • Đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sàn thất nghiệp.

  • Câu A đúng, câu B sai.

  • Cả câu A, B đều đúng.

Câu 15: Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) là:

  • “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Nhành lúa".

  • “Tin tức”, “Thời mới”, “Tiếng dân”.

  • “Chuông rè”, “Tin tức”, “Nhành lúa”

  • “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Người nhà quê”.

Câu 16: Trong quá trình hoạt động để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra tại  Quảng Châu (Trung Quốc)?

  • Dự Hội nghị Quốc tế nông dân.

  • Dự đại hội Quốc tế Cộng sản.

  • Ra báo “Thanh niên”

  • Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp ”.

Câu 17: Thái độ chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 là:

  • Đấu tranh vì lợi ích của.giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.

  • Đấu tranh vì lợi ích của dân tộc, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.

  • Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp nông dân.

  • Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân.

Câu 18: Năm 1920, có sự chuyển đổi nào trong lập trường tư tường của Nguyễn Ái Quốc?

  • Tư tưởng dân chủ tư sản ⇒ tư tưởng vô sản.

  • Tư tưởng vô sản ⇒ dân tộc chủ nghĩa.

  • Lập trường dân tộc chủ nghĩa ⇒ tư tưởng dân chủ tư sản.

  • Lập trường dân tộc chủ nghĩa ⇒ cách mạng vô sản.

Câu 19: Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) có hai sự kiện trong nước tiêu biểu nhất, đó là sự kiện nào?

  • Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son và công nhân Phú Riềng.

  • Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh.

  • Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang nổ tại Sa Diện và Nguyễn Ái Quốc, gửi yêu sách đến Hội nghị Véc-xai.

  • Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

Câu 20: Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) đã "đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam" ?

  • Vì đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  • Là cuộc đấu tranh có tổ chức, có quy mô và bước đầu giành được thắng lợi của công nhân Việt Nam.

  • Là sự kiện thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã hướng tới đấu tranh đòi quyền lợi chính trị cho giai cấp mình.

  • Là phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân do tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức, lãnh đạo.

Câu 21: Những sự kiện nào trên thể giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thể giới nhất?

  • Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (tháng 11 - 1917).

  • Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (tháng 6 - 1919).

  • Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (tháng 12 - 1220).

  • Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế

Câu 22: Ai là người đứng ra thành lập Đảng Lập hiến ở Việt Nam năm 1923

  • Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu.

  • Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài.

  • Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.

  • Bùi Quang Chiêu, Phạm Hồng Thái.

Câu 23: Trần Dân Tiên viết: “việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. Sự kiện nàu sau đây phản ánh điều đó?

  • Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.

  • Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).

  • Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926).

  • Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu (tháng 6 - 1924)

Câu 24: Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là gì?

  • Vừa khai thác vừa chế biến.

  • Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ.

  • Đầu tư phát triển công nghiệp nặng.

  • Tăng cường đầu tư thu lãi cao.

Câu 25: Sự kiện nào thể hiện: “Tự trởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”?

  • Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (tháng 8 - 1925).

  • Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (tháng 7 - 1920).

  • Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang nổ ở Sa Diện - Quảng Châu (tháng 6 -1924).

  • Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (1919).

Câu 26: Chọn địa danh đúng để điền vào câu sau đây: Sang năm 1924, có nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát gạo ở ...

  • Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

  • Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.

  • Hải Phòng, Nam Định, Vinh.

  • Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá.

Câu 27: Khi Đệ tam quốc tế (Quốc tế Cộng sản) thành lập ở Mát-xcơ-va vào tháng 2 - 1919. Lúc đó Nguyễn Ái Quốc đang ở đâu?

  • Ở Anh.

  • Ở Pháp.

  • Ở Liên Xô.

  • Ở Trung Quốc.

Câu 28: Từ năm 1920 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước.

  • Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.

  • Pháp, Thái Lan, Trung Quốc.

  • Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.

  • Câu B và câu C đúng.

Câu 29: Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III?

  • Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa.

  • Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp.

  • Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.

  • Quốc tế này chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Câu 30: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?

  • Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.

  • Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.

  • Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.

  • Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.

ĐÁP ÁN

1

B

11

C

21

A

2

B

12

B

22

A

3

A

13

D

23

D

4

A

14

D

24

C

5

B

15

D

25

A

6

B

16

C

26

B

7

B

17

D

27

B

8

C

18

D

28

A

9

C

19

B

29

A

10

A

20

B

30

B

Sơ đồ tư duy bài 12 Lịch sử 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 được KhoaHoc giới thiệu trên đây sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức bài học dễ dàng hơn, làm quen nhiều dạng bài tập, câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Trong chuyên mục Giải Lịch sử 12 gồm tất cả các bài học tương ứng với chương trình học môn Lịch sử lớp 12 với những câu trả lời đầy đủ cho từng câu hỏi, bài tập trong mỗi bài học nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức Tài liệu học tập lớp 12.

Cập nhật: 20/10/2022

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội