Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 138 – sgk lịch sử 12
Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng?
Bài làm:
- Tính chính nghĩa:
- Đường lối nêu rõ mục đích của cuộc kháng chiến là để tiếp tục sự nghiệp cách mạng tháng Tám, đánh thực dân Pháp xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.
- Thể hiện trực tiếp qua 3 văn kiện chính: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (20 - 12 - 1946), Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng (22 - 12 - 1946) và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh (9 - 1947).
- Tính nhân dân:
- Đường lối khẳng định cuộc kháng chiến của ta là chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Vì vậy, cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
- Nêu cao tinh thần toàn dân đánh giặc, “bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam đứng lên đánh thực dân Pháp”.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng?
- Lập bảng niên biểu các sự kiện lịch sử lớn của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ sau chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến (7 1954)?
- Giải bài 18 những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)
- Hãy nêu những kết quả chủ yếu đạt đươc trong những năm đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn của đất nước sau Cách mạng tháng Tám?
- Nêu nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương như thế nào?
- Hai nhà nước Công Hòa Liên Bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức được hình thành như thế nào?
- Miền Bắc đã thực hiện những nhiệm vụ gì sau khi hiệp định Pa-ri năm 1973 về Việt Nam được kí kết? Nếu kết quả và ý nghĩa?
- Lập niên biểu những sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000.
- Nêu những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000?
- Nêu nhiệm vụ mà mục tiêu của từng kế hoạch Nhà nước 5 năm: 1986 – 1990, 1991 – 1995, 1996 – 2000.
- Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện thời cơ như thế nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Nội dung kế hoạch đó là gì?