Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • 1 Đánh giá

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 79 – sgk lịch sử 12

Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Bài làm:

Ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai, từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933.)

Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 – 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.

  • Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)
  • Công nghiệp: mở mang các ngành dệt, muối, xay xát..., đặc biệt là khai thác mỏ (than…)
  • Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.
  • Giao thông vận tải: phát triển, đô thị mở rộng.
  • Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.
  • Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.

=> Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

  • 13 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021