Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Câu 9: Trang 120 – sgk lịch sử 12
Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Bài làm:
Nguyên nhân thắng lợi:
- Kế thừa và phát huy đến cao độ truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm anh hùng, bất khuất trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc.
- Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch đường lối đấu tranh đúng. Nhân dân kiên quyết cách mạng.
- Điều kiện khách quan thuận lợi: Hồng quân Liên Xô đánh bại quân Nhật – tạo thời cơ cho nhân dân ta nổi dậy dành chính quyền .
Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với trong nước: Cách mạng tháng Tám đã đánh đuổi được bọn đế quốc, giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nhà nước Viêt Nam dân chủ cộng hòa. Sự kiện này đã đưa ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, dân chủ cộng hòa. Đưa dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, đưa Đảng ta từ một Đảng hoạt động bất hợp pháp thành Đảng cầm quyền trong cả nước. Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta –kỉ nguyên độc lập, tự do ghi thêm một trang oanh liệt nữa vào truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm anh hùng, bất khuât của dân tộc.
- Đối với thế giới: Cuộc cách mạng tháng Tám đã góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít thế giới, trong đó có phát xít Nhật ở Đông Dương. Cách mạng tháng Tám thành công không những đưa nước ta độc lập mà còn đưa nước ta đứng trong hàng ngũ những nước dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Cổ vũ rất lớn đến phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc. Thắng lợi góp phần củng cố hòa bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và ở toàn thế giới nói chung.
Bài học kinh nghiệm:
- Giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong.
- Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập hợp mọi lực lượng yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minh công nông làm nền tảng.
- Kiên quyết đi theo con đường cách mạng bạo lực của quần chúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin.
- Chuẩn bị lâu dài kết hợp với thời cơ
=> Đây là những bài học có giá trị, ý nghĩa đối với chúng ta trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước sau đó.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000?
- Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975 với những thuận lợi và khó khăn gì?
- Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?
- Sơ đồ tư duy bài 4 Lịch sử 12: Các nước Đông Nam Á, Ấn Độ Sơ đồ tư duy Lịch sử 12
- Công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc từ năm 1958 đến năm 1960 đã đạt được những thành tựu và có hạn chế gì?
- Nêu nội dung và ý nghĩa Đại hội đại biểu lần thứ Nhất của Đảng (3/1935)?
- Sơ đồ tư duy bài 26 Lịch sử 12: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 -1986) Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 26
- Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương như thế nào?
- Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1925 theo những nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa?
- Hai nhà nước Công Hòa Liên Bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức được hình thành như thế nào?
- Bài 6: Nước Mĩ
- Nêu hoàn cảnh lịch sử và diễn biến khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945?