Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế, giai cấp xã hội Việt Nam như thế nào?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 82 – sgk lịch sử 12
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế, giai cấp xã hội Việt Nam như thế nào?
Bài làm:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã dẫn đến sự chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
- Những chuyển biến về kinh tế:
- Kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương phát triển mới, đầu tư các nhân tố kỹ thuật và nhân lực sản xuất, song rất hạn chế.
- Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối, sự chuyển biến chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, phổ biến vẫn lạc hậu.
- Đông Dương là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
- Sự chuyển biến mới về giai cấp xã hội ở Việt Nam
- Giai cấp địa chủ phong kiến : tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.
- Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
- Tư sản Việt Nam:ra đời sau thế chiến I , bị tư sản Pháp chèn ép , số lượng ít , thế lực kinh tế yếu bị phân hóa thành hai bộ phận:
- Tư sản mại bản :quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.
- Tư sản dân tộc :kinh doanh độc lập ,có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
- Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn người, bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thông yêu nước, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu (EU)?
- Bài 8: Nhật Bản
- Nêu nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương?
- Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương như thế nào?
- Phong trào “Đồng khởi” (1959 1960) ở miền Nam đã nổ ra trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào?
- Em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936 1939?
- Nêu âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “ĐôngDương hóa chiến tranh” (1969 1973)?
- Nêu những nét chính về công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa của Đảng từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5 1941)?
- Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
- Liên minh Nhật – Mĩ được biểu hiện như thế nào?
- Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô-Viết Nghệ- Tĩnh?
- Trình bày những thành tựu và yếu kém về kinh tế xã hội của nước ta trong từng kế hoạch nhà nước 5 năm 1986 – 1990, 1991 – 1995 và 1996 – 2000?