So sánh địa hình hai vùng đồng bằng nêu trên em nhận thấy chúng giống nhau và khác nhau như thế nào?
Câu 2: So sánh địa hình hai vùng đồng bằng nêu trên em nhận thấy chúng giống nhau và khác nhau như thế nào?
Bài làm:
Sự giống và khác nhau của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long:
– Giống nhau: đều là đồng bằng châu thổ, là vùng nông nghiệp trọng điểm, dân cư tập trung đông đúc.
– Khác nhau:
+ Đồng bằng sông Hồng: diện tích 15 000km2, có hệ thống đê chống lũ dài trên 2700 km. chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3m đến 7m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa. Trên vùng đồng bằng còn có một số đồi núi thấp.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích khoảng 40 000km2:, cao trung bình 2m – 3m so với mực nước biển. Trên đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát hình 21.2, 21.3, nêu những tác động của hoạt động công nghiệp tới môi trường tự nhiên.
- Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi việt nam là
- Em hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế xã hội nước ta thời gian qua.
- Em hãy nêu nhiệt độ tháng cao nhất của ba trạm khí tượng Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1) và nguyên nhân của những khác biệt đó.
- Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào?
- Bài 29: Đặc điểm khu vực địa hình
- Dựa vào hình 10.1 em hãy: Nếu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á?
- Trình bày lịch sử phát triển thiên nhiên nước ta?
- So sánh ba nhóm đất chính của nước ta rồi đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng.
- Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển.
- Dựa vào hình 1.2 và các kiến thức đã học,em hãy kể tên các sông lớn ở Bắc Á, nêu hướng chảy và đặc điểm thủy chế của chúng?