a. So sánh điểm giống và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên b. Cho biết tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi
23 lượt xem
2. Dựa vào hình 8 và kiến thức đã học hãy:
a. So sánh điểm giống và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên
b. Cho biết tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi
Bài làm:
a. Điểm giống nhau : bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
Điểm khác nhau :
- Đồng bằng: là dạng địa hình thấp. Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. Có hai loại bình nguyên là: bình nguyên do băng hà bào mòn và bình nguyên bồi tụ(do phù sa các con sông bồi tụ). Giá trị kinh tế : thuận lợi tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực.
- Cao nguyên: Có sườn dốc. Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. Giá trị kinh tế : thuận lợi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. Kinh tế chậm phát triển hơn bình nguyên.
b. Sở dĩ người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi bởi vì: Đây là các dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng so với vùng đất xung quanh.
Xem thêm bài viết khác
- Trao đổi với người thân, hãy kể tên một số loại đất ở nước ta và sự phân bố của chúng
- Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phỏng là 105km. Trên bản đồ Việt Nam khoảng cách được đo giữa hai thành phố là 10.5cm. Vậy bản đồ có tỉ lệ là bao nhiêu?
- Hãy kể tên những phong tục, tín ngưỡng và lễ hội điển hình ở địa phương em.
- Quan sát các hình 4 và 5 hãy:
- Dựa vào hình dưới đây và sự hiểu biết của em, hãy cho biết :
- Em có suy nghĩ gì về việc Lí Bí sau khi lên làm lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi?
- Nối tên các triều đại phong kiến phương Bắc tương ứng với chính sách đô hộ của họ trên đất nước ta
- Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 2 để trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu sau :
- Quan sát các hình ảnh, kết hợp với đọc thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi sau :
- Căn cứ vào các phân loại theo độ cao, hãy cho biết các núi sau, núi nào thuộc loại núi thấp, núi trung bình, núi cao
- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
- Khoa học xã hội 6 bài 19: Nước trên trái đất