So sánh frông nóng và frông lạnh Ôn tập Địa 10

817 lượt xem

So sánh frông nóng và frông lạnh được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong bài đồng thời các em tìm hiểu thêm về frong là gì, frông lạnh, frông nóng. Dưới đây là nội dung chi tiết các em cùng tham khảo nhé.

Câu hỏi: So sánh frông nóng và frông lạnh

Trả lời:

- Frông nóng là frông có khối khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh lùi vê phía sau. Khối không khí nóng sẽ trượt dân lên trên mặt phân cách, nên lạnh đi đoạn nhiệt, ngưng kết hơi nước. Trong khi không khí lạnh lùi, lớp không khí dưới thấp chịu ma sát nên mặt phân cách chuyển chậm, frông nghiêng thoải.

- Frông lạnh là frông có khối không khí lạnh chủ đông đẩy lùi khối không khí nóng ở phía trên, vì sức ì cùa khối không khí nóng, khối không khí lạnh dưới mặt frông hình thành một cái nêm tù đẩy khối không khí nóng và buộc nó nâng lên cao, nhiệt độ hạ xuống đoạn nhiệt, ngưng kết thành mây. Lúc này mặt frông tương đổi dốc so với mặt đất.

1. Frong là gì?

Frông thời tiết (với chữ frông là phiên âm tiếng Pháp front có nghĩa là biên giới) là một ranh giới phân tách hai khối không khí có mật độ khác nhau và là nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng khí tượng ở bên ngoài vùng nhiệt đới.

Frông là mặt phân cách giữa hai khối khí có tính chất vật lí khác nhau. Đây là nơi mà các yếu tố khí tượng biến đổi mạnh mẽ. Mặt frông luôn nghiêng với mặt đất và tạo với bê mặt đất một góc nhỏ vài phút. Không khí lạnh luôn nằm dưới mặt frông, còn không khí nóng luôn nằm trên mặt frông. Nếu hai khối khí tiến thẳng về phía trông thì frông tiến vê phía nào là do phụ thuộc vào cường độ hoạt động của hai khôi khí, do vậy ngưòi ta chia ra: frông nóng và frông lạnh.

Trong phân tích thời tiết bề mặt, các frông được miêu tả bằng cách sử dụng các hình tam giác và vòng tròn màu khác nhau, tùy thuộc vào kiểu frông. Khối lượng không khí bị ngăn cách bởi một frông thường khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm. Frông lạnh có thể có các dải hẹp của các cơn dông và thời tiết khắc nghiệt, và có thể được đi trước bởi các đường squall hoặc đường khô. Frông nóng thường có mưa và sương mù. Thời tiết thường trở nên trong sáng sau khi một frông đi qua. Một số frông không có mưa và ít mây, mặc dù luôn thay đổi gió

Trên mỗi bán cầu có 2 fron căn bản:

- Fron địa cực (FA): là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí : cực & ôn đới

- Fron ôn đới (FP): là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí : ôn đới & chí tuyến.

2. Frông lạnh

2.1 Khái niệm

Frông lạnh được định nghĩa như là rìa phía trước của khối khí lạnh và khô hơn, đang chuyển động và thay thế dần (ở mức mặt đất) cho khối khí nóng hơn phía trước nó. Trên bản đồ thời tiết frông lạnh được thể hiện bằng đường màu xanh lam với các tam giác có đỉnh hướng về phía di chuyển của frông. Khi di chuyển qua đường của frông lạnh thì gió, như ở trường hợp của frông nóng, bị xoay sang phía phải, nhưng sự xoay này là đáng kể và mãnh liệt hơn -từ tây nam, nam (trước frông) sang tây, tây bắc (sau frông). Tốc độ gió cũng tăng lên. Áp suất khí quyển trước frông thay đổi chậm. Nó có thể giảm xuống, nhưng cũng có thể tăng lên. Với sự đi ngang qua của frông lạnh thì áp suất bắt đầu tăng nhanh. Phía sau frông lạnh tốc độ tăng áp suất có thể đạt tới 3-5 gPa/3 giờ, đôi khi 6-8 gPa/3 giờ và thậm chí cao hơn. Xu hướng biến đổi áp suất (từ giảm tới tăng, từ tăng chậm tới tăng nhanh) biểu hiện cho sự đi qua của đường frông ở gần sát mặt đất.

2.2 Phát triển của frông lạnh

Khối khí lạnh và nặng hơn nêm vào dưới khối khí nóng và nhẹ hơn, nâng nó lên, có thể gây ra sự hình thành của một dải hẹp các trận mưa rào và dông khi có đủ hơi ẩm. Chuyển động dâng lên này sinh ra một áp suất giảm xuống dọc theo frông lạnh. Trên các bản đồ thời tiết, vị trí bề mặt của frông lạnh được đánh dấu bằng biểu tượng một đường màu xanh lam với các tam giác chỉ mũi nhọn về hướng chuyển động của nó. Vị trí của frông lạnh là tại rìa phía trước của nơi nhiệt độ tụt xuống, mà trong phân tích đường đẳng nhiệt có thể biểu lộ ra như là rìa dẫn đầu của gradient đẳng nhiệt, và nó thông thường nằm trong máng bề mặt sắc nét. Các frông lạnh có thể tiến lên tới 2 lần nhanh hơn và sinh ra các thay đổi sắc nét hơn của thời tiết so với các frông nóng. Do không khí lạnh là nặng hơn không khí nóng, nó nhanh chóng thay thế không khí nóng đứng trước ranh giới. Các frông lạnh, thông thường gắn liền với các khu vực có áp suất thấp, và đôi khi, frông nóng.

Các đặc trưng phổ biến gắn liền với frông lạnh bao gồm:

Hiện tượng thời tiết

Trước khi có sự đi qua của frông

Khi frông đang đi qua

Sau khi Frông đi qua

Nhiệt độ

Nóng

Lạnh đột ngột

Lạnh đều đều

Áp suất khí quyển

Giảm đều đều

Thấp nhất, sau đó tăng đột ngột

Tăng đều đều

Gió

(a) Tây nam tới đông nam (Bắc bán cầu)
(b) Tây bắc tới đông bắc (Nam bán cầu)

Dông; thay đổi từng cơn

(a) Bắc tới tây (thường tây bắc) (Bắc bán cầu)
(b) Nam tới tây (thường tây nam) (Nam bán cầu)

Giáng thủy/điều kiện*

Mưa rào ngắn

Dông, đôi khi mãnh liệt

Mưa rào, sau đó trời trong

Mây*

Tăng: Mây ti, mây ti tầng và mây vũ tích

Mây vũ tích

Mây tích

Tầm nhìn*

Vừa phải tới kém trong mù

Kém, nhưng đang cải thiện

Tốt, ngoại trừ trong mưa rào

Điểm sương

Cao; đều đều

Đột ngột hạ xuống

Hạ thấp

* Thay đổi chỉ xảy ra khi có đủ hơi ẩm

3. Frông nóng

3.1 Khái niệm

Frông nóng là một frông thời tiết, di chuyển về phía không khí lạnh hơn (nhiệt bình lưu được nhận thấy). Đằng sau frông nóng là khối khí nóng.

Trên bản đồ thời tiết frông nóng được đánh dấu bằng màu đỏ hay các hình bán nguyệt màu đỏ, hướng về phía dịch chuyển của frông. Theo sự dịch chuyển lại gần của frông nóng thì áp suất bắt đầu hạ xuống, mây nêm đầy và giáng thủy dầm dề rơi xuống. Về mùa đông khi có sự đi qua của frông nóng thường xuất hiện mây tầng thấp. Khi frông lại gần thì nhiệt độ và độ ẩm của không khí nâng lên chậm chạp. Khi frông đi ngang qua thì nhiệt độ và độ ẩm thường tăng lên nhanh chóng, gió mạnh lên. Sau khi frông đi qua thì hướng gió thay đổi (gió xoay theo hướng chiều kim đồng hồ), sự tụt xuống của áp suất chấm dứt và bắt đầu sự tăng lên yếu của nó, mây tản đi và giáng thủy cũng chấm dứt. Biểu đồ xu hướng áp suất như sau: trước khi frông nóng tới sẽ xuất hiện một khu vực biệt lập có sự tụt xuống của áp suất, sau khi frông đi qua - hoặc là tăng áp suất, hoặc là tăng tương đối (vẫn là tụt, nhưng nhỏ hơn so với trước khi frông tới

3.2 Phát triển của frông nóng

Trong trường hợp của frông nóng thì không khí nóng chứa nhiều hơi ẩm và nhẹ hơn, di chuyển về phía lạnh hơn, không thể thay thế và chèn xuống dưới khối khí lạnh mà chỉ có thể trườn lên trên bề mặt của khối khí lạnh và bị lạnh dần đi. Ở độ cao nhất định, phụ thuộc vào trạng thái ban đầu của khối khí được nâng lên, nó đạt tới trạng thái bão hòa và lượng hơi ẩm dư thừa bắt đầu ngưng tụ. Trên mức độ cao này thì trong khối khí dâng lên bắt đầu xuất hiện sự hình thành mây. Sự lạnh đoạn nhiệt của không khí nóng, trườn dọc theo nêm không khí lạnh, được tăng cường bằng sự phát triển các chuyển động hướng lên trên từ sự không ổn định trong sự tụt áp động lực và từ sự hội tụ của gió trong tầng thấp hơn phía dưới của khí quyển. Sự nguội đi của không khí nóng trong quá trình chuyển động trườn lên theo bề mặt frông dẫn tới sự hình thành hệ thống mây hình tầng đặc trưng (mây của chuyển động trườn lên): mây ti tầng - mây trung tầng - mây vũ tầng (Cs-As-Ns)

So sánh frông nóng và frông lạnh được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức môn Địa lí lớp 10, từ đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

Cập nhật: 19/07/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội