Soạn bài Buổi học cuối cùng: mục D Hoạt động vận dụng
D. Hoạt động vận dụng.
1. Viết một đoạn văn/ đoạn thơ (khoảng 8 câu) có sử dụng phép nhân hóa để nói lên suy nghĩ tình cảm của em khi nghe những lời hát ru.
2. Xây dựng dàn ý cho các đề văn sau: Tả lại hình ảnh thầy, cô giáo của em trong ngày đầu tiên đến trường.
3. "Tiếng việt rất giàu vè đẹp". Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Bài làm:
1. Viết đoạn văn
Tuổi thơ, chắc hẳn ai đó cũng từng ít nhất một lần được đắm mình trong lời ru ngọt ngào trước khi chìm vào giấc ngủ. Tiếng hát ru đưa tôi trở lại những tháng ngày thơ ấu. Những năm tháng ấy cứ êm ả trôi qua trong tình yêu thương vô bờ của ông bà, cha mẹ. Từng giấc ngủ của tôi luôn thấm đẫm những lời ru ngọt ngào. Lúc đó tôi không nghĩ rằng những giai điệu yêu thương đó được bắt nguồn từ xa xưa, có sức sống lâu bền và mãnh liệt và sẽ theo ta đi suốt cả cuộc đời. Đó là những lời hát dạy ta phải biết sống phải trọn đạo nghĩa ở đời, biết hiếu thảo với mẹ cha, biết gắn bó cùng anh em ruột thịt. Đôi khi những câu hát ấy là bài vè giản dị về cuộc sống quanh ta, về cậu cóc, về anh ve sầu… Những lời ru, tiếng hát ấy sẽ theo tôi suốt cuộc đời như một kí ức đẹp về tuổi thơ bình yên bên gia đình.
2. Dàn ý
Mở bài: giới thiệu ấn tượng của em về ngày đầu tiên đi học gặp thầy cô giáo mới.
Thân bài:
- Ngày đầu tiên đi học, mọi thứ xung quanh tôi đều thật mới lạ.
- Tâm trạng bồi hồi, lo lắng của tôi khi ngồi sau xe mẹ.
- Đến trường tôi sợ hãi níu áo mẹ không chịu rời.
- Một vài đứa trẻ nhìn nhau lo lắng, bật khó thút thít.
- Cô giáo xuất hiện đưa tay chào đón chúng tôi vào lớp.
- Miêu tả về cô: Cô như thế nào? Khuôn mặt, nụ cười cô như thế nào? Cô đón lũ trẻ nhỏ vào lớp ra sao?
- Vào lớp học, cô sắp xếp cho chúng tôi.
- Cô nhẹ nhàng bắt đầu giới thiệu về cô, và bài giảng ngày hôm nay.
- Tiếng giảng bài của cô nhẹ nhàng khiến lũ trẻ chúng tôi say sưa nghe theo mà quên mất cả thời gian, quên luôn cả sợ hãi.
- ….
Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.
3.
Vẻ đẹp ấy thể hiện ở khả năng biểu đạt và hay ở âm điệu. Tiếng việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu, mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
Từ ngữ tiếng Việt không những phong phú mà còn đa nghĩa đa chiều, tinh tế và sâu sắc vô cùng. Cách nói của người Việt không những mang tính truyền tin mà còn gợi tình, gợi ý. Ngôn ngữ thực sự là một phương tiện dùng để truyền tải đời sống lao động sản xuất lẫn đời sống tình cảm của con người.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn VNEN bài Ôn tập phần văn và tập làm văn giản lược nhấtB. Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Vượt thác: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Cây tre Việt Nam: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Cây tre Việt Nam: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ giản lược nhất
- Soạn bài Vượt thác: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Sông nước Cà Mau: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Cô Tô giản lược nhất
- Soạn bài Ôn tập về dấu câu: mục D Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Đêm nay bác không ngủ: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Bức tranh của em gái tôi giản lược nhất
- Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên: mục C Hoạt động luyện tập