Soạn bài Ôn tập phần văn và tập làm văn: mục B Hoạt động luyện tậpB. Hoạt động luyện tập
1. Hệ thống hóa kiến thức về văn bản đã học
a. Viết vào cột 3 đặc trưng của các thể loại tương ứng ở cột 2
………..
2. Luyện tập tiếng Việt
a. Thay mặt lớp, em hãy thử viết đơn gửi ban giám hiệu nhà trường để trình bày nguyện vọng về một công việc cụ thể
…………
3. Củng cố thức tập làm văn
a. Mỗi phương thức biểu đạt của trái phù hợp với mục đích giao tiếp của cột phải
…………
Bài làm:
1a. Lập bảng
STT | Thể loại | Đặc trưng của thể loại |
HỌC KÌ 1 | ||
1 | Truyền thuyết | - Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan tới lịch sử - Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử đc kể |
2 | Truyện cổ tích | - Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc ( nhân vật bất hạnh , nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ…) - Có yếu tố hoang đường - Thể hiện ước mơ , niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện với cái ác , cái tốt với cái xấu |
3 | Truyện ngụ ngôn | - Kể bằng văn xuôi hoặc văn vần - Mượn chuyện loài vật , đồ vật để kể chính truyện con người - Nhằm khuyên nhủ người ta bài hok nào đó trog cuộc sống |
4 | Truyện cười | - Kể về những hiện tượng đáng cười trog cuộc sống - Nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư , tật xấu trog xã hội |
5 | Truyện trung đại | - Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán, thường mag tính chất giáo huấn - Có loại truyện hư cấu vừa có loại truyện gần vs kí , vs sử - Cốt truyện đơn giản - Nhân vật thường đc m/tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện , qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật |
HỌC KÌ 2 | ||
6 | Truyện hiện đại | - Lâu nay, dấu hiệu hiện đại của truyện ngắn giai đoạn đầu thế kỷ XX chủ yếu được phân tích qua những phương diện: chủ đề tư tưởng, nhân vật, ngôn ngữ… trong khi nghệ thuật trần thuật nói chung, nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu nói riêng – những yếu tố quan trọng tạo nên sự biến đổi theo hướng hiện đại của truyện ngắn đầu thế kỷ XX chưa được quan tâm khảo sát một cách toàn diện. |
7 | Thơ hiện đại | Thể điệu của thơ hiện đại chủ yếu là thơ tự do có vần hoặc không vần, thơ văn xuôi, thể hiện cảm xúc, tâm trạng, giàu hình ành và có nhịp điệu |
8 | Kí hiện đại | - Trong tác phẩm ký không có một xung đột thống nhất, chủ yếu mang tính miêu tả, tường thuật. Đề tài và chủ đề là các vấn đề như kinh tế, xã hội, chính trị... Hơn nữa, ký thường không có cốt truyện. |
b.
TT | Tên văn bản | Nhân vật chính | Đặc điểm nổi bất của nhân vật chính |
1 | Thánh Gióng | Thánh Gióng | Có thân hình vạm vỡ, khỏe mạnh, tài đức hơn người, có nhiều sức mạnh nhiệm màu, là hình ảnh cho sức mạnh đoàn kết của nhân dân chống giặc ngoại xâm,... |
2 | Sơn Tinh , Thuỷ Tinh | Sơn Tinh , Thuỷ Tinh | Là các vị thần có phép lạ , khoẻ mạnh , cao to , hai người đều rất yêu Mị Nương - là con gái của Hùng Vương thứ 18 ,... |
3 | Thạch Sanh | Thạch Sanh | Khoẻ mạnh , tốt bụng , tin người , ... |
4 | Em bé thông minh | Em bé | Thông minh , nhanh trí hơn người ,... |
5 | Ếch ngồi đáy giếng | Con ếch | Kiêu ngạo , nhâng nháo , tầm nhìn hạn hẹp ,... |
6 | Treo biển | Người bán cá | Ngốc nghếch , không có chủ kiến ,... |
7 | Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng | Thầy thuốc | Có ý đức , tay nghề giỏi , thương yêu người bệnh , không sợ quyền lực |
c. chọn D
2. Luyện tập tiếng Việt
a. Viết đơn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Xuân Trường, ngày 27 tháng 4 năm 2016
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi : Ban giám hiệu trường THCS Xuân Trường
Tập thể lớp 6A1, em xin trình bày với Ban giám hiệu nhà trường một việc như sau : Phòng học lớp em do sử dụng đã lâu, có hai chiếc bóng điện đã bị hỏng. Vào mùa đông, ánh sáng trong phòng học không đủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong lớp và gây khó khăn trong quá trình học tập. Chúng em đề nghị Ban giám hiệu nhà trường xem xét, lắp đặt thêm bóng điện trong phòng học để sức khỏe các bạn được bảo đảm và việc học tập thuận lợi hơn.
Chúng em xin xin hứa sẽ giữ gìn của công thật tốt.
Chúng em xin chân thành cảm ơn
Thay mặt lới 6A5
Lớp trưởng
Nguyễn Minh Lan
b. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng vẫn hàng cau, hàng dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én.
3. Củng cố thức tập làm văn
a. Nối 1e 2a 3d 4c 5b
b. Phương thức biểu đạt
- Thạch Sanh: Miêu tả, tự sự
- Lượm: Miêu tả, biểu cảm
- Đêm nay bác không ngủ: Miêu tả, tự sự, biểu cảm
- Bài học đường đời đầu tiên: Miêu tả, tự sự
- Cây tre Việt Nam: Thuyết minh
c. Ví dụ: (1)
- Chủ đề là vấn đề chính mà người kể thể hiện trong câu chuyện, là điều mà người kế muốn khẳng định, đề cao, ngợi ca hoặc muốn phê phán, lên án, chế giễu. Nếu như đề tài là cái cho ta biết bài văn kể về cái gì thì chủ đề là cái cho ta biết câu chuyện nói lên điều gì, để làm gì.
- Một ví dụ cho tác phẩm tự sự như: truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng. Chủ đề của câu chuyện: ca ngợi y đức của danh y Phạm Bân hết lòng vì bệnh nhân đó giáo dục lương tâm nghề nghiệp. lòng nhân ái, bản lĩnh và trí tuệ
Xem thêm bài viết khác
- Soạn VNEN bài Cây tre Việt Nam giản lược nhất
- Soạn bài Bức tranh của em gái tôi: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Cây tre Việt Nam: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ “là”:Mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Buổi học cuối cùng: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn VNEN bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ giản lược nhất
- Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ “là”:Mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Lượm: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Ôn tập truyện và kí: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Cây tre Việt Nam: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài Đêm nay bác không ngủ: mục C Hoạt động luyện tập