Soạn bài Sông nước Cà Mau: mục C Hoạt động luyện tập
C. Hoạt động luyện tập
1. Viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng đất Cà Mau sau khi học xong bài Sông nước Cà Mau
2. Tìm một ví dụ với mỗi mẫu so sánh sau. Viết kết quả vào bảng nhóm
……..
6. Từ bài Sông nước Cà Mau, hãy viết một đoạn văn tả quang cảnh một dòng sông, hay khu rừng mà em có dịp quan sát
Bài làm:
1. Viết đoạn văn
Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh sơn màu phong thủy hữu tình. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Bên cạnh đó còn là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Đây là vùng đất vô cùng đẹp mà bất cứ chúng ta ai cũng muốn được đặt chân đến.
2. Tìm ví dụ
a. So sánh cùng loại.
(1) So sánh người với người: Bà em hiền như bà bà tiên trong truyện cổ tích
(2) So sánh với vật: những chùm phượng vĩ nở đỏ rực như những đốm lửa nhỏ rực cháy trên cành.
b. So sánh khác loại
(1) So sánh với người:
Bà như quả đã chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
(2) So sánh cái cụ thể và cái trìu tượng:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
3. Tìm câu văn so sánh
VD: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
(Bài học đường đời đầu tiên)
VD: rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. (Sông nước Cà Mau)
4.
a. Nhà tôi ở cách hồ Gươm không xa. … một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.
Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló …. tường rêu cổ kính…
b. Tác giả đã quan sát và lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc, đó là: Mặt hồ sáng long lanh, Cầu Thê Húc , Đền Ngọc Sơn, gốc đa già, rễ lá xum xuê, Tháp rùa
6. Viết đoạn văn
Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong. Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao. Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa, trong xanh như ngọc bích long lanh. Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông. Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao rì rào như đang thì thầm trò chuyện. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Em yêu dòng sông quê, dù cho mai này lên chốn thành đô xe cộ nườm nượp thì hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Ôn tập về dấu câu: mục C Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Ôn tập cuối năm: mục B Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Vượt thác: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn VNEN bài Bài học đường đời đầu tiên giản lược nhất
- Soạn bài Ôn tập phần văn và tập làm văn: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Bức tranh của em gái tôi: mục B Hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài Cây tre Việt Nam: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn VNEN bài Lượm giản lược nhất
- Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên: mục C Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Vượt thác: mục D Hoạt động vận dụng
- Soạn bài Ôn tập phần văn và tập làm văn: mục B Hoạt động luyện tậpB. Hoạt động luyện tập
- Soạn bài Cây tre Việt Nam: mục E Hoạt động tìm tòi mở rộng