Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức

66 lượt xem

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản  Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài này giúp các em hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài chi tiết, ngắn gọn giúp các em thuận tiện hơn trong việc soạn Văn 10. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

*Trước khi đọc

Câu hỏi: Bài thơ ngắn nhất mà bạn từng đọc là bài nào? Điều gì khiến nó được lưu lại mãi trong tâm trí của bạn.

- Bài thơ ngắn nhất tôi từng đọc là “Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải, một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với 20 tiếng. Điều khiến nó được lưu lại trong tâm trí tôi là ngôn từ rất hàm súc, cô đọng, ẩn chứa nhiều tư tưởng nhân văn.

*Trong khi đọc

1. Hãy hình dung về màu sắc, không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ

- Màu sắc: nâu của cành cây khô, đen của con quạ

- Không khí: lạnh lẽo, u ám, ảm đạm

2. Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi ra cho bạn là gì?

- Gợi hình ảnh hoa triêu nhan quấn vào dây gàu để bung nở, gợi ra một sức sống căng tràn của thiên nhiên.

3. Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?

- Nhắc đến “con ốc”, người ta thường nghĩ đến sự chậm chạp, lâu la, nhắc đến núi “Fu-ji”, người ta thường nghĩ đến sự cao lớn, mênh mông vô tận.

*Sau khi đọc

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản đem đến cho bạn đọc những ấn tượng về hình thức ngắn gọn, giản dị nhưng chan chứa những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mượn hình ảnh của tự nhiên, vạn vật và bằng cách gợi ta độc đáo, lời ít ý nhiều, tác giả đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên, lẽ sống của con người với chính bản thân mình và cuộc đời.

*Trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Bài 1: hình ảnh con quạ

- Bài 2: hình ảnh hoa triêu nhan

- Bài 3: hình ảnh con ốc nhỏ

- Điểm chung giữa hình ảnh trung tâm ở 3 bài thơ: đều là những hình ảnh thuộc về thế giới tự nhiên, nhỏ bé và gần gũi với con người.

Câu 2 (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Hình ảnh trung tâm: con quạ

- Không gian: cành cây khô

- Thời gian: chiều thu

- Mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm với không gian, thời gian của bài có sự tương đồng với nhau. “Chim quạ” gợi sự tang tóc, buồn bã. “Cành khô” gợi khung cảnh u ám, úa tàn. “Chiều thu” gợi lên sự ảm đạm, tịnh mịch. Các hình ảnh giao hoà tạo nên một bức tranh chiều thu cô tịch, thiếu sức sống, ảm đạm.

Câu 3 (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Bài thơ của Chi-ô xoay quanh phát hiện những bông hoa triêu nhan đang quấn lấy dây gàu bên giếng. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ nâng niu, trân trọng, không muốn phá vỡ nên lựa chọn “xin nước nhà bên” để cái đẹp luôn hiện hữu.

Câu 4 (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Hình ảnh “con ốc” và “núi Fu-ji” có mối quan hệ trái ngược nhau. Nếu “con ốc” gợi ra một con vật nhỏ bé, chậm chạp thì “núi Fu-ji” lại gợi ra một không gian vô cùng cao và rộng. “Con ốc” ở trạng thái chuyển động nhẹ nhàng, “núi Fu-ji” ở trạng thái tĩnh.

Câu 5 (trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Khoảnh khắc chiều thu cùng hình ảnh cành cây khô và con quạ khơi gợi lên trong bạn đọc cảm giác cô đơn, nhỏ bé, đượm buồn giữa một không gian trống trải và tĩnh lặng.

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản sách KNTT được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần soạn bài này sẽ giúp các em nắm bài tốt hơn, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác như Toán, Hóa, tiếng Anh....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10 này nhé.

Cập nhật: 25/06/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội