Soạn bài: Lắng nghe lịch sử nước mình

42 lượt xem

Hướng dẫn soạn Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình ngữ văn 6 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được nhà xuất bản giáo dục biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

A. Yêu cầu cần đạt

  • Biết giữ gìn, phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước; trân trọng các giá trị văn hóa của dân tộc.
  • Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết.
  • Nhận biết được nhân vât, các chỉ tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
  • Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ của văn bản.
  • Phân biệt được từ đơn vò từ phức (từ ghép vờ từ láy).
  • Nhận biết nghĩa của một số thành ngữ thông dụng trong văn bản.
  • Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản đơn giản bằng sơ đồ.
  • Biết tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn để cần có giải pháp thống nhất.

B. Kiến thức ngữ văn

1. Tri thức đọc hiểu:

Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kế về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Qua đó, thế hiện nhận thức, tỉnh cảm của tác giả đân gian đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,....

Nhân vật trong văn bản văn học là con người hay loài vật, đồ vật đã được nhân hoá. Nhân vật trong văn bản truyện thường có những đặc điểm riêng như hiển từ, hung đữ, thật thà, giả dỗi, ranh mãnh, khù khờ,... Nhân vật truyền thuyết có các đặc điểm:

  • Thường có những điểm khác lạ vẻ lai lịch, phẩm chất, tài năng. sức mạnh.....
  • Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng
  • Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Cốt truyện là chuỗi các sự việc chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định và có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong cốt truyện, các sự việc được sắp xếp theo trật tự thời gian và thường gắn với cuộc đời các nhân vật trong tác phẩm.

Yếu tổ kì áo trong truyền thuyết là những hình ảnh, chỉ tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tướng tượng và nghệ thuật hự cấu dân gian. Yếu tổ kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh,... Qua đó, thể hiện nhận thức, tỉnh cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

2. Tri thức tiếng việt

a.Từ đơn và từ phức ( từ ghép, từ láy)

Từ đơn là từ gồm có một tiếng, từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên.

  • Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
  • Ví dụ: Trong câu văn “Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm” có:
    • Từ đơn: chàng, không, nề.
    • Từ phức gồm:
      • Từ ghép: gan đạ, nguy hiểm.
      • Từ láy: hăng hái.

b. Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng

Thành ngữ là một tập hợp từ có định, quen dùng. Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cầu tạo nên nó, mã là nghĩa của cả tập hợp từ, thường. có tính hình tượng và biểu cảm.

Ví dụ: Nghĩa của thành ngữ “tay bắt mặt mừng” không đơn giản là nghĩa cộng lại của các từ “tay”, “bất”, “mặt”, “từng” mà là nghĩa của cả tập hợp: sự vốn vã, phân khởi lộ ra bên ngoài của những người gặp nhau.

C. Nội dung

[Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Thánh Gióng (Truyện dân gian Việt Nam)

[Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Sự tích Hồ Gươm (Truyện dân gian Việt Nam)

[Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Truyện dân gian Việt Nam)

[Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Thực hành tiếng Việt trang 27

[Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Bánh chưng, bánh giầy

[Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Ôn tập trang 36


Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội