Soạn bài: Luyện nói về văn miêu tả
Bài "Luyện nói về văn miêu tả" giúp các bạn thực hành thêm về cách làm bài văn miêu tả. Giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về bài học KhoaHoc xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo.
Trong văn miêu tả có: tả cảnh và tả người
1. Tả cảnh:
- Xác định được đối tượng miêu tả;
- Quan sát, lựa chịn được hình ảnh tiêu biểu;
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
2. Tả người:
- Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc);
- Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu ;
- Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2
Đọc đoạn văn sau đây:
Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng "chữ rông" thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ [...]
(A. Đô-đê)
Từ đoạn văn trên, em hãy tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng.
Câu 2: Trang 71 sgk ngữ văn 6 tập 2
Từ truyện Buổi học cuối cùng, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe hình ảnh thầy giáo Ha-men (chú ý làm nổi bật sự khác biệt của thầy so với buổi học thường ngày).
Hãy nói cho các bạn nghe về điều đó theo gợi ý sau:
a) Thầy ha-men trong buổi học cuối cùng là một người thầy như thế nào?
b) Hôm đó thầy mặc có gì khác với mọi ngày lên lớp bình thường?
c) Giọng nói của thầy ra sao? Cử chỉ và thái độ của thầy như thế nào khi phrăng đên muộn và không thuộc bài?
d) Nét mặt , lời nói và hành động của thầy vào cuối buổi học như thế nào?
Chú ý: Cần xem lại văn bản Buổi học cuối cùng, liệt kê nội dung trả lời của các câu hỏi trên sau đó phát biểu theo các nội dung đã chuẩn bị. Chỉ ghi vắn tắt các ý và các chi tiết (gạch đầu dòng), tránh viết thành văn để đọc theo.
Câu 3 *: Trang 71 SGK ngữ văn 6 tập 2
Cho đề văn sau đây: Nhân ngày nhà giáo việt nam , em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ , nay đã nghỉ hưu . em hãy tả lại hình ảnh thầy giáo trong phút giây xúc đông gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách
a) Lập dàn ý cho đề văn trên
b) Thảo luận trong tổ và cử một đại diện trình bày trước lớp
Xem thêm bài viết khác
- Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
- Kể một số ví dụ của em hoặc các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này
- Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?
- Đọc kĩ truyện rồi trả lời các câu hỏi:Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
- Soạn bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Soạn bài: Sông nước Cà Mau
- Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Em hãy tìm trong bài câu văn thâu tóm chân lí ấy
- Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó trả lời các câu hỏi: Thái y lệnh là người thế nào? Điều gì làm cho em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất?
- Đọc “Lợn cưới, áo mới” vì sao em lại cười?
- Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
- Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha lúc em mắc lỗi
- Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng?