Soạn bài Sang thu - Nói với con: mục C Hoạt động luyện tập

16 lượt xem

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản

a) Đọc văn bản Nói với con

b) Tìm hiểu văn bản

(1) Hãy xác định bố cục của bài thơ và nêu nhận xét về mạch cảm xúc, suy tưởng của tác giả.

…………………….

(5) Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ.

2. Luyện tập về nghĩa tường minh và hàm ý

Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) và cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không? Vì sao?

3. Luyện tập nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

a) Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh

b) Cảm nhận của em về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ Nói với con .

Bài làm:

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản

(1) Bố cục của bài thơ:

  • Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): người cha nói về tình cảm cội nguồn, về cội nguồn sinh dưỡng của con.
  • Đoạn 2 (còn lại): người cha nói với con về lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.

Mạch cảm xúc, suy tưởng của tác giả: Mượn lời một người cha nói với con, nhà thơ Y Phương gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng

đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

(2) bốn câu thơ đầu, nhà thơ sử dụng những hình ảnh hết sức cụ thể để nói cho con nghe về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người

Chân phải, chân trái, một bước, hai bước… là những hình ảnh cụ thể mang nét tư duy của người miền núi. Lời thơ gợi vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh em bé đang chập chững tập đi. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút và vui mừng đón nhận.

(3) Những câu thơ cho thấy con được lớn lên trong tình yêu của cha mẹ, quê hương.

Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút và vui mừng đón nhận.

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.

Con lớn lên trong cuộc sống lao động tươi vui, cần cù của người đồng mình:

Người đồng mình yêu lắm, con ơi!

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát.

Con còn được lớn lên trong sự đùm bọc, che chở của người đồng mình và của núi rừng quê hương:

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

(4) Người cha đã nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”:

  • Người đồng mình là những người biết lo toan và giàu mơ ước, nghị lực và ý chí
  • Người đồng mình thủy chung gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn, với quê hương, cội nguồn.
  • Họ sống một cuộc sống đầy niềm vui và lòng lạc qua
  • Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường, mong ước xây dựng quê hương

Qua đó, người cha muốn nhắc nhở con rằng: Là một thành viên của quê hương, con cần phải biết tự hào và kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống ấy.

(5) Bài thơ có cách nói cụ thể, mộc mạc mà giàu khái quát và đậm chất thơ của người miền núi. Điều đó được thể hiện qua một số chi tiết sau: "Đan lờ cài nan hoa / Vách nhà ken câu hát", "Ngươi đồng mình tự đục đá kê cao quê hương"

2. Luyện tập về nghĩa tường minh và hàm ý

Hai câu in đậm trong các đoạn trích trên không phải là câu chứa hàm ý. Vì:

  • Câu “- Hà, nắng gớm, về nào…” là câu nói lảng.
  • Câu “- Tôi thấy người ta đồn…” là câu bị chen ngắt ngang.

3. Luyện tập nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

a) Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh

Gợi ý: Cần nêu được các ý chính sau

  • Bức tranh thiên nhiên với những biến đổi của đất trời lúc chuyển mùa từ hạ sang thu
  • Nhà thơ đã cảm nhận được mùa thu về bằng những tín hiệu đầu tiên thật giản dị: “hương ổi” – mùi hương đặc sản của dân tộc, mùi hương riêng của mùa thu làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
  • Động từ “phả” được sử dụng hết sức đặc sắc và có hồn giúp gợi hương ổi chín như đang quyện lại, nồng nàn và lan tỏa trong không gian.
  • Ngọn gió ở đây cũng không phải những cơn gió nồm nam mang nhiều hơi nước của mùa hạ mà là “gió se” – Dấu hiệu đặc trưng của mùa thu.
  • Tín hiệu thứ ba báo thu về là “sương chùng chình qua ngõ”
  • Nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “chùng chình” khiến cho làn sương mùa thu dường như cũng mang theo tâm trạng.
  • Nhà nhà thơ vẫn còn dè dặt “Hình như thu đã về?” Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng chính là cảm xúc của thời điểm chuyển giao.

b, Dàn ý về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ Nói với con .

A. Mở bài:

- Giới thiệu nhà thơ Y Phương và tác phẩm Nói với con.

B. Thân bài:

- Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người:

+ Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, sự mong chờ và nâng đỡ của cha mẹ.

+ Những hình ảnh thơ cụ thể “cha”, “mẹ”, “chân phải”, “chân trái”, “một bước”, “hai bước”, “tiếng nói”, “tiếng cười” tạo nên khung cảnh gia đình ấm cũng, quây quần,…

=> Tình cha mẹ - con cái thiêng liêng, sâu kín, tình cảm gia đình bền chặt đã được hình thành từ những giây phút hạnh phúc bình dị, đáng nhớ ấy.

- Người cha còn muốn nói cho con biết con được lớn lên trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên tươi đẹp, tình nghĩa của quê hương và trong tình yêu thương của “người đồng mình”:

+ Cách gọi “người đồng mình” -> cách gọi gần gũi và thân thương.

+ Các động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả chính xác động tác khéo léo trong lao động vừa gợi sự gắn bó, quấn quýt của những con người quê hương trong cuộc sống lao động.

- Con còn lớn lên trong sự đùm bọc của “người đồng mình” và sự che chở của thiên nhiên, núi rừng quê hương:

+ “Rừng cho hoa” là vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho con người.

+ “Con đường cho những tấm lòng” là vẻ đẹp của tình người.

=> Thiên nhiên đem đến cho con người những thứ cần để lớn, giành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất. Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.

Cha tự hào nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt cùng những truyền thống cao đẹp của quê hương với mong ước con sẽ kế tục xứng đáng những truyền thống ấy:

- “Người đồng mình” là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:

+ Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.

+ Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.

- “Người đồng mình” dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn.

- Cuộc sống của họ tràn đầy niềm vui và lòng lạc quan:

- Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc:

+ Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói ca ngợi những con người mộc mạc, giản dị, chất phác.

+ Hình ảnh “đục đá kê cao quê hương” có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa tả thực là nói về hoạt động làm nhà kê đá cho cao của người miền núi. Nghĩa ẩn dụ, nói “đục đá kê cao quê hương” là sự khái quát về lòng tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ cội nguồn của người đồng mình.

Kết thúc bài thơ là lời nhắn nhủ , dặn dò của cha. Cha mong con biết tự hào về những truyền thống tốt đẹp của “người đồng mình”, của quê hương.

+ Trong hành trang của người con mang theo khi “lên đường” có một thứ quý giá hơn mọi thứ trên đời, đó là ý chí, nghị lực, truyền thống quê hương.

+ Con phải sống xứng đáng với điều đó và hãy luôn tự tin vì sau lưng con luôn có gia đình và quê hương làm điểm tựa.

+ Hai tiếng “Nghe con” chứa đựng tấm lòng yêu thương mà người cha gửi gắm nơi con.

C. Kết bài:

- Tóm tắt nội dung và nghệ thuật bài thơ

- Nêu những cảm nhận riêng về tình cảm với gia đình, quê hương.

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội