Soạn bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh
Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. KhoaHoc xin tóm tắt tác phẩm và hướng dẫn soạn văn chi tiết. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Tóm tắt tác phẩm
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu, nết na. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng.
Một hôm nọ, đến cầu hôn công chúa có hai vị thần, cả hai đều ngang tài, ngang sức với nhau,và đều xứng đáng để trở thành con rể của vua Hùng. Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện sính lễ:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”.
Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 33 – SGK) Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
Câu 2 (Trang 34 – SGK) Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?
Câu 3 (Trang 33 – SGK) Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tính, Thủy Tinh?
Câu 2 (Phần Luyện tập – Trang 34) Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cám nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu hec-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Câu 3 (Phần Luyện tập – Trang 34) Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh bằng một đoạn văn
Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài Sơn Tinh, Thủy Tinh
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lượm
- Soạn bài: Thầy bói xem voi
- Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
- Với mỗi dấu ba chấm dưới đây, em hãy lựa chọn thêm một chủ ngữ thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh
- Đọc đoạn văn từ đầu đến “ lòng yêu Tổ quốc ” và hãy cho biết: Câu mở đầu và câu kết đoạn. Tìm hiểu trình tự lập luận trong đoạn văn
- Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cám nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu hec-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay
- Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng?
- Soạn bài: Ôn tập văn miêu tả
- Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
- Qua truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng em rút ra bài học gì? Hãy viết một đoạn văn ngắn
- Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
- Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?