Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề Cánh diều Soạn Văn 10 tập 1 - Cánh diều
Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề Cánh diều được đăng tải chi tiết trong bài viết dưới đây, giúp học sinh hoàn thiện các câu hỏi có trong bài học.
Định hướng
a) Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề là viết thu hoạch sau khi nghiên cứu về một đề tài đã được thực hiện. Vấn đề nghiên cứu rất đa dạng, phong phú, có thể đó là một vấn đề đặt ra trong học tập gắn với môn học như
- Đặc điểm các nhân vật trong các đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (sử thi Tây Nguyên) và Ra-ma buộc tội (sử thi Ấn Độ).
-Thân phận người phụ nữ trong các bài thơ của Hồ Xuân Hương hoặc qua các nhân vật phụ nữ trong hai vở chèo Kim Nham và Quan Âm Thị Kính.
Nhưng vấn đề nghiên cứu cũng có thể xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, đã và đang đặt ra trong cuộc sống. Ví dụ, vấn đề văn hoá đọc qua báo cáo kết quả nghiên cứu sau đây:
Câu hỏi trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1
Đọc văn bản: Thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Trả lời câu hỏi:
1. Nhan đề cho biết thông tin gì?
→ Nhan đề nêu lên những vấn đề sẽ trình bày trong văn bản
2. Phần tóm tắt có nhiệm vụ như thế nào?
→ Phần tóm tắt có nhiệm vụ giới thiệu những thông tin quan trọng trong bài viết. Giúp người đọc dễ nắm bắt và theo dõi vấn đề.
3. Chú ý nội dung chính của phần Giới thiệu.
→ Tầm quan trọng của việc đọc sách và văn hóa đọc sách của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
4. Tác giả trích dẫn những gì và cách trích dẫn như thế nào?
→ Tác giả đã trích dẫn những quan điểm về văn hóa đọc
5. Có những phương pháp nghiên cứu nào?
→ Phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp điều tra
6. Chú ý các tiêu đề nhỏ để biết kết quả chính của bản báo cáo.
- Nhu cầu đọc
- Thói quen đọc
- Nguồn tài liệu
- Nhu cầu và hứng thú đọc
7. Phương tiện hỗ trợ ở đây có phù hợp không?
→ Phương tiện hỗ trợ ở đây rất phù hợp vì dễ hình dung ra vấn đề nói đến
8. Tên các tài liệu tham khảo được xếp theo thứ tự nào?
→ Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, được bắt đầu bằng tiêu đề “Tài liệu tham khảo”, tiếp theo liệt kê tài liệu tham khảo (sách, bài báo, nguồn ấn phẩm điện tử…) được sắp xếp thứ tự Alphabet theo họ tác giả, tên bài viết/ấn phẩm không có tác giả. Chỉ liệt kê các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong bài. Mỗi danh mục tài liệu tham khảo bao gồm các thông tin: tên tác giả, năm xuất bản, tên tác phẩm, nơi xuất bản.
9. Những tài liệu tham khảo này có liên quan đến nội dung báo cáo như thế nào?
→ Những tài liệu tham khảo này có liên quan trực tiếp đến nội dung báo cáo, bổ sung nội dung để bài báo cáo đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn.
b) Để viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, các em cần
- Lựa chọn một vấn đề cần phải tổng kết, làm rõ thêm trong các bài đã học hoặc một vấn đề có ý nghĩa đặt ra từ cuộc sống Việc lựa chọn đề tài cho bài nghiên cứu của mình là bước đầu tiên và rất quan trọng.
- Tiến hành nghiên cứu theo một quy trình: Xác định mục đích và cách thức nghiên cứu, thu thập và lựa chọn tài liệu, ghi chép, sử dụng các công cụ tra cứu như từ điển, sách báo, Internet,…; tổng hợp kết quả nghiên cứu
- Xây dựng dàn ý (đề cương) của báo cáo kết quả nghiên cứu. Đề cương của báo cáo kết quả nghiên cứu thường có các nội dung lớn sau đây:
Phần mở đầu
+ Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu.
+ Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu.
Phần nội dung
+ Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra.
+ Có thể trích dẫn ý kiến người khác, cước chú, lập biểu bảng, thống kê về đối tượng nghiên cứu để chứng minh cho tính chính xác trong các lập luận và nhận định của mình.
+ Tạo sự so sánh cần thiết với các đối tượng nghiên cứu khác để tạo nên sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài viết.
Phần kết luận
+ Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày.
+ Nêu các đề xuất, khuyến nghị của người nghiên cứu (nếu có).
- Kết quả nghiên cứu tuy mới chỉ dừng ở mức rèn luyện, tập dượt nhưng các em cần mạnh dạn tìm hiểu, cố gắng để có được những phát hiện của riêng mình, tránh việc đạo văn hoặc vay mượn phát hiện của người khác mà không dẫn nguồn tài liệu. Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề có thể sử dụng trich dẫn, cước chủ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp
Bài tập trang 57 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1
Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học
a) Chuẩn bị
- Xác định yêu cầu cần thực hiện của bài tập.
-Xem lại phần Kiến thức ngữ văn, đọc lại các bài thơ trung đại đã học, chủ ý đến các yếu tố như thể loại, thể thơ, bố cục các bài thơ, sổ cầu trong một bài, số từ trong một câu, niêm luật của bài thơ, cách gieo vần, các phép đối, phân biệt giữa thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán,
- Đọc lại các bài thơ Đường luật đã học trong Bài 6 và các bài thơ Đường luật đã học ở Trung học cơ sở
- Sưu tầm một số ý kiến của các nhà nghiên cứu viết về thơ Đường luật.
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết theo gợi dẫn
- Lập dàn ý cho bài viết:
Phần mở đầu
+ Giới thiệu chung về thơ Đường luật trung đại và ý nghĩa của việc tìm hiểu hình thức thơ Đường luật.
+ Nêu cách thức tiến hành nghiên cứu.
Phần nội dung
+ Giới thiệu các bài thơ Đường luật trung đại đã học và cách phân loại chúng.
+ Phân tích bố cục chung của một bài Đường luật thất ngôn bát cú, các câu đề, thực, luận, kết và vai trò của chúng trong bài thơ. Từ đó, giới thiệu thêm về thơ tứ tuyệt. Ví dụ: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương).
+ Giới thiệu vấn, đối, niêm, luật trong thơ Đường luật (có thể lập bảng niệm, luật của thơ Đường luật); nêu tác dụng của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung.
+ Phân tích sự sáng tạo về hình thức của thơ Nôm Đường luật.
Phần kết luận
Khái quát, tổng hợp lại vấn đề đã được trình bày.
c) Viết
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu theo dàn ý đã lập.
- Chú ý nêu rõ các kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức của thơ Đường luật và ý kiến của bản thân về vai trò, tác dụng của việc nghiên cứu vấn đề này.
- Nêu các tài liệu tham khảo mà mình đã trích dẫn và sử dụng (nếu có).
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bản báo cáo đã viết. Đối chiếu với mục Định hướng và dàn ý ở trên để phát hiện và tự sửa lỗi theo hướng dẫn sau
>>> Tham khảo bài viết mẫu: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật
- Soạn bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Cánh diều
- Soạn bài Tự đánh giá Nữ Oa (Thần thoại Trung Quốc) Cánh diều
- Soạn bài Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ) Cánh diều
- Soạn bài Tự tình (Hồ Xuân Hương) Cánh diều
- Soạn bài Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) Cánh diều
- Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng (Thuật hoài) Cánh diều
Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề Cánh diều được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo bài soạn trên đây các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa, Sinh học... đều có tại tài liệu học tập lớp 10 này nhé
Xem thêm bài viết khác
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật
- Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 105 Cánh diều
- Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận Cánh diều
- Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh diều
- Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng) Cánh diều
- Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp) Cánh diều
- Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng) Cánh diều
- Soạn bài Cấu trúc của sách Ngữ văn 10 Cánh diều
- Soạn bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Cánh diều
- Soạn bài Thần Trụ trời (Thần thoại Việt Nam) Cánh diều
- Soạn bài Lễ hội Đền Hùng Cánh diều