Soạn giản lược bài ngắm trăng (Vọng nguyệt)
Soạn văn 8 Ngắm trăng (Vọng nguyệt) giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Nội dung bài soạn
Câu 1:
Các bạn tự đọc và học thuộc. Ngoài ra cần chú ý:
Trong bản dịch thơ các câu dịch so với bản gốc ta thấy có những câu thơ dịch chưa thoát ý, chưa sát nguyên tác, cụ thể:
- Câu 3 bản dịch nghĩa là 'trước cảnh đêm nay biết làm thế nào?" trong bản dịch thơ là "khó hững hờ", câu thơ như làm giảm đi sự xao xuyến, bối dối trong bài.
- Hai câu cuối ý thơ dịch chưa thoát ý: từ nhòm trong câu thơ cuối là câu thơ giảm đi phần lãng mạn, tuy nó là từ đồng nghĩa.
Câu 2:
- Trong bài thơ này, bác ngắm trăng trong hoàn cảnh Bác bị giam trong tù. Nếu như bình thường mọi người thường ngắm trăng khi nhàn hạ, thảnh thơi thì khi bị giam trong tù ngục tối tăm Bác vẫn có tâm trạng ngắm trăng, vui vẻ trước cảnh đẹp.
- Bác nói đến ''Trong tù không rượu cũng không hoa", không có nghĩa là Bác than vãn cảnh tù buồn tẻ, cực khổ. Ở đây Bác nói đến việc ngắm trăng không được chọn vẹn thú vui.
- Qua hai câu thơ đầu, ta thấy được rằng trước cảnh đêm trăng đẹp ngoài trời khiến Bác hoàn toàn say mê, ung dung, thả hồn mình hòa với thiên nhiên mà không màng rằng mình đang bị giam.
Câu 3:
Ở hai câu thơ cuối bài sự chú ý ở:
- Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt, minh nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song), người tù và ánh trăng bị chia cách bởi cánh cửa nhà tù. Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau, ngắm nhình nhau một cách tình tứ, lãng mạn.
- Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ, nổi bật tình yêu thiên nhiên của Bác.
Câu 4:
Qua bài thơ em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra
- Với phong thái ung dung tự tại, hiên ngang trước cảnh tù ngục gian khổ.
- Với một tình yêu mãnh liệt giành cho thiên nhiên, một tâm hồn thi ca lãng mạn.
- Với tinh thần một người chiến sĩ anh dũng, không màn đến cảnh tù ngục, đói rét vẫn yêu thơ, yêu đời.
Câu 5:
Một số bài thơ có hình ảnh trăng của Bác:
- Bài thơ "cảnh khuya":
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Năm 1947
- Bài thơ "Rằm tháng riêng":
"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"
Mậu Tý (1948)
Hình ảnh trăng trong bài thơ "Vọng nguyệt" và hình ảnh trăng trong các bài thơ khác mang nhiều sắc, dáng vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người.
Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Ngắm trăng
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt
- Soạn giản lược bài hịch tướng sĩ
- Soạn giản lược bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Soạn giản lược bài đi đường (Tẩu lộ)
- Soạn giản lược bài chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô- gic)
- Soạn giản lược bài ông Guốc Đanh mặc lễ phục
- Soạn giản lược bài chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
- Soạn giản lược bài viết đoạn văn trình bày luận điểm
- Soạn giản lược bài luyện tập làm văn bản tường trình
- Soạn giản lược bài câu trần thuật
- Soạn giản lược bài chương trình địa phương
- Soạn giản lược bài câu cảm thán