Soạn giản lược bài thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Soạn văn 6 bài thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

a. Thái y lệnh là người:

  • Thầy thuốc giỏi
  • Thầy thuốc mẫu mực, giàu lòng nhân ái, hết lòng vi người bệnh.
  • Luôn đặt mục đích cứu người lên trên hết...

=> Điều em thích nhất là: ông đem hết của cải trong gia đình để mua thuốc, mua gạo cứu chữa những bệnh nhân. Đó là hành động rất cao quý.

b. Qua lời đối thoại ta thấy:

  • Ông là người thầy thuốc có đạo đức, người nào bệnh tình nguy kịch hơn ông ưu tiên cứu chữa trước, không kể người nghèo hay quan lại.
  • Dù có thể nguy hiểm đến chính bản thân mình nhưng ông vẫn nghĩ cho người bệnh.

=> Ông là người đầy bản lĩnh, nhân cách và khả năng ứng xử rất trí tuệ, khéo léo, nói ra câu nói cũng khiến vua phải đắn đo suy nghĩ không dám xử tội.

Câu 2:

  • Thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi.
  • Trần Anh Vương là vị vua nhân từ, sáng suốt, biết nhìn nhận nhân cách của một bề tôi toàn tài toàn đức. Là người biết coi trọng người tài, biết lí lẽ phải trái.

Câu 3: Bài học cho nghề ì hôm nay và ngày mai:

  • Trau dồi trình độ chuyên môn ngày càng cao
  • Phải có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, tận tụy vì người bệnh.
  • Không sợ khó khăn, vất vả, luôn dốc sức cứu chữa người bệnh.

Câu 4:

  • Giống nhau: Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh đều sống dưới thời nhà trần, là người thầy y đức, luôn tận tâm với người bệnh, bản lĩnh trước uy quyền.
  • Khác nhau: Các mâu thuẫn và tình huống ở truyện nói về Thái y lệnh gay gắt và căng thẳng hơn.

Phần luyện tập

Câu 1:

  • Theo mong mỏi Trần Anh Vương, một bậc lương y người giỏi về nghề nghiệp nhưng đồng thời có tấm lòng nhân ái, hết lòng chữa bệnh cho mọi người.
  • Mong mỏi của Trần Anh Vương và lời thề của Hi-pô-cờ-rát, ta đều nhận thấy niềm mong mỏi về y đức của người làm thầy thuốc.

Câu 2:

  • Khác nhau là:
    • Nếu dịch “thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” thì ý nói thầy thuốc giỏi ở tấm lòng là đủ.
    • Nếu dịch “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thì có nghĩa là thầy thuốc vừa giỏi vừa có tâm lòng.
  • Em tán thành tiêu đề thứ hai vì nó hay và sâu sắc hơn, nhấn mạnh được tầm quan trọng của lương y và đức độ của người thầy thuốc.

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội