Soạn văn 11 bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Tiếp theo) trang 35
Trong lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung vừa có những nét riêng. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn các bạn làm các bài tập sách giáo khoa. MỜi các bạn cùng tham khảo!
A. Kiến thức trọng tâm
III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được những lời nói của cá nhân khác.
- Muốn tạo lời nói để biểu hiện và giao tiếp, mõi cá nhân phải huy động các yếu tố ngôn ngữ chung và vận dụng các quy tắc hoặc phương thức chung
- Khi nghe, đọc, cá nhân cần tiếp nhận, tìm hiểu, lĩnh hội nội dung và mục đích giao tiếp trong lời nói của người khác, cá nhân cần dựa trên cơ sở những yếu tố chung, quy tắc và phương thức chung thuộc ngôn ngữ của cộng đồng xã hội
- Lời nói cá nhân là thực tế, sinh động, hiện thực hóa những yếu tố chung, những quy tắc và phương thức chung của ngôn ngữ
Ghi nhớ: SGK trang 35
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Luyện tập
Bài tập 1: trang 35 sgk Ngữ Văn 11 tập một
Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa "mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực" (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên). Nhưng trong câu thơ dưới đây, Nguyễn Du (trong Truyện Kiều) đã có sự sáng tạo riêng khi dùng từ nách như thế nào?
Nách tường bông liễu bay sang láng giềng
Bài tập 2: trang 136 sgk Ngữ Văn 11 tập một
Trong những câu thơ sau đây, từ xuân được dùng theo sự sáng tạo riêng của nhà thơ như thế nào? Hãy phân tích nghĩa của từ xuân trong lời nói của mỗi người.
- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
(Hồ Xuân Hương, Tự tình - Bài II)
- Cảnh xuân đã bẻ cho người chuyên tay
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân
(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
- Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đấy nước càng ngày càng xuân
(Hồ Chí Minh)
Bài tập 3: trang 36 sgk Ngữ Văn 11 tập một
Cũng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có sự sáng tạo như thế nào khi sử dụng?
a) Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đẫ cài then đêm sập cửa
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
b) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
(Tố Hữu, Từ ấy)
c) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
Bài tập 4: trang 36 sgk Ngữ Văn 11 tập một
Theo anh (chị) trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Chúng được tạo ra dựa vào những tiếng nào có sẵn và theo phương thức cấu tạo từ như thế nào?
a) Nhưng ngẫm nghĩ một chút, họ sẽ thấy những vật mọn mằn nhất chứa cả một sự thông tin sâu sắc.
(Báo Quân đội nhân dân)
b) Gái miệt vườn giỏi giắn, làm trăm công nghìn việc không biết mệt.
(Minh Tuyền)
c) Tôi được xem băng ghi hình mọi chi tiết của cuộc mổ [...] bằng ca-mê-ra chuyện dụng của chính máy nội soi
(Quang Đẩu)
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Tiếp theo)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Anh/chị có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Từ hai câu thơ 3 và 4, anh/chị có cảm nghĩ như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?
- Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào?
- Soạn văn bài: Vịnh khoa thi hương
- Thay thế thành ngữ trong các câu sau bằng những từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Khóc Dương Khuê
- Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào?
- Tóm tắt đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
- Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích?
- Qua bài chiếu, anh/chị hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung?
- Nội dung chính bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Soạn văn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần một: Tác giả