Theo anh (chị) trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Chúng được tạo ra...
Bài tập 4: trang 36 sgk Ngữ Văn 11 tập một
Theo anh (chị) trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Chúng được tạo ra dựa vào những tiếng nào có sẵn và theo phương thức cấu tạo từ như thế nào?
a) Nhưng ngẫm nghĩ một chút, họ sẽ thấy những vật mọn mằn nhất chứa cả một sự thông tin sâu sắc.
(Báo Quân đội nhân dân)
b) Gái miệt vườn giỏi giắn, làm trăm công nghìn việc không biết mệt.
(Minh Tuyền)
c) Tôi được xem băng ghi hình mọi chi tiết của cuộc mổ [...] bằng ca-mê-ra chuyện dụng của chính máy nội soi
(Quang Đẩu)
Bài làm:
a)
- Từ mới được tạo ra là từ mọn mằn
- Chúng được tạo ra từ những tiếng có sẵn là mọn, mằn theo phương thức cấu tạo tiếng Việt
- Âm đầu được láy lại (âm m)
- Nghĩa của từ: Chỉ những sự vật nhỏ bé, không đáng chú ý trong một tổng thể
b)
- Từ mới được tạo ra là từ giỏi giắn
- Chúng được tạo ra từ từ có sẵn là giỏi theo phương thức láy âm trong cấu tạo tiếng Việt
- Âm được láy lại là gi
- Nghĩa của từ: Chỉ người đảm đang, chăm chỉ, tháo vát trong công việc nào đó
c)
- Từ mới được tạo ra là từ nội soi
- Chúng được tạo ra từ những từ có sẵn là nội, soi theo phương thức ghép nghĩa của những từ hán Việt
- Nội có nghĩa là ở bên trong, ẩn đi (nội tâm, nội dung, nội hàm,...)
- Soi có nghĩa sử dụng ánh sáng để chiếu, nhìn sự vật rõ hơn (soi sáng, soi chiếu, soi mói,...)
- Nghĩa của từ: Nội soi là phương thức chữa bệnh mới xuất hiện gần đây với phương pháp đưa một ống nhỏ vào bên trong cơ thểcủa người bệnh, sau đó bác sĩ sẽ quan sát và phát hiện ra bệnh lí của con người.
Xem thêm bài viết khác
- Tự chọn một đề tài (một danh ngôn hoặc một thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh chẳng hạn: một kho vàng không bằng một nang chữ) để viết đoạn văn so sánh.
- Anh (chị) có những nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện Chữ người tử tù? Bài 5 trang 114 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Soạn văn bài: Tình yêu và thù hận
- Việc nhắc đế Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?
- Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc, thâm thúy của điển cố trong những câu thơ sau
- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó, được thể hiện như thế nào ở hồi cuối cùng của vở kịch? Theo anh chị nê giải quyết mâu thuẫn đó như thế nà
- Nói về quan niệm sống của ông cha ta thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: "Cái sống được... Bài 2 trang 65 sgk Ngữ Văn 11
- Nội dung chính bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Soạn văn bài: Một số thể loại văn học: thơ, truyện
- Những từ ngữ, hình ảnh nào đã gợi lên nét riêng của cảnh sắc mùa thu. Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?
- Chứng minh rằng vấn đề "Tình yêu và thù hận " đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này.
- Anh/chị có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Từ hai câu thơ 3 và 4, anh/chị có cảm nghĩ như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?