Tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong hai bài thơ dưới đây
Câu 1: Trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 1
Tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong hai bài thơ dưới đây
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Hạ Tri Chương,Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)
Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng nhẽ thăm quê lại hỏi người?
(Chế Lan Viên, Trở lại An Nhơn)
Bài làm:
Qua hai bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương và bài thơ trở lại An Nhơn của Chế Lan Viên ta có thể thấy tình cảm của tác giả dành cho quê hương vô cùng lớn. Cả hai giống nhau ở chỗ đi từ khi trẻ và trở về khi tuổi đã cao (Hạ Tri Chương - khi đi trẻ lúc về già; còn Chế Lan Viên - trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi), và cả hai con người ấy bỗng trở thành người xa lạ chính nơi mình đã sinh ra Hạ Tri Chương đón nhận câu hỏi " Khách ở nơi nào lại chơi?" vì không ai nhận ra Hạ Tri Chương là người cùng quê cả. Còn với Chế Lan Viên thì hỏi mình " chẳng nhẽ thăm quê lại hỏi người" vì chiến tranh quê đã khác, cảnh cũ người xưa đâu còn.
Cảnh vật không đổi thay nhưng con người đã thay đổi. Ở cả hai bài này tác giả đều diễn tả điều đó, cả hai bài là nỗi niềm của tác giả, trong bài thứ nhất cũng là bài nói về hình ảnh người trẻ và người già đã gắn bó với nơi đây nhưng những sự ra đi đó đã làm cho tác giả trở lại và không có ai thân thiết.Thiên nhiên ở quê hương vẫn như vậy, những người bạn ở gần nhà nay cũng không còn ai, họ cũng đi kiếm một cuộc sống khác ở nơi khác, nơi đây chỉ còn lại là những người mà nay tác giả không quen biết nữa, tác giả nhớ mong.Nhớ mong về một quãng thời gian đã trôi qua, hình ảnh đó gắn liền với tâm trạng của tác giả. Sự yêu mến đối với quê hương của tác giả không hề thay đổi, về thăm lại quê hương mà làm cho tác giả nhớ lại những quãng thời gian đẹp của mình, và những gì đã mãi ra đi. Không còn được chi tiết và cụ thể như xưa nhưng hình ảnh của nhân vật trữ tình đã bộc lộ rõ trong tác phẩm này.
Xem thêm bài viết khác
- Việc nhắc đế Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?
- Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào? Vì sao hai chị em cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
- Soạn văn bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu Câu 2 trang 59 SGK Ngữ văn 11
- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thê nào?...
- Anh (chị ) nhận xét gì về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này?
- Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên cát
- Nội dung chính bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thương vợ Nội dung và nghệ thuật bài thơ Thương vợ
- Hãy chỉ ra những mâu thuẫn và những chân dung trào phúng ở đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
- Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương Bài 2 trang 28 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1
- Phân tích nhân vật Huấn Cao Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù