Soạn văn bài: Các phương châm hội thoại
Nội dung và đáp án phần luyện tập bài: Các phương châm hội thoại. Dựa vào nội dung sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập một, KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức cơ bản và hướng dẫn soạn văn chi tiết, dễ hiểu. Xin mời các bạn cùng tham khảo!
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì nội dung giao tiếp đòi hỏi.
- Phương châm về chất: Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật hoặc không có bằng chứng xác thực.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 10 – SGK) Các câu sau vi phạm phương châm về lượng như thế nào?
a. Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
b. Én là một loài chim có hai cánh.
Câu 2 (Trang 11 – SGK) Hãy chọn các từ ngữ cho bên dưới để điền vào chỗ trống - (…) - trong các câu sau cho thích hợp:
a. Nói có căn cứ chắc chắn là (…)
b. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là (…)
c. Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là (…)
d. Nói nhảm nhí, vu vơ là (…)
e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là (…)
(1- nói trạng; 2 - nói nhăng nói cuội; 3 - nói có sách, mách có chứng; 4 - nói dối; 5 - nói mò)
Trong các câu ở bài tập trên (2), câu nào chỉ phương châm về chất, câu nào chỉ hiện tượng vi phạm phương châm này?
Câu 3 (Trang 11 – SGK) Trong truyện sau, phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm? Tại sao?
CÓ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG
Một anh, vợ có thai mới hơn bảy tháng mà đã sinh con. Anh ta sợ không nuôi được, gặp ai cũng hỏi:
Một người bạn an ủi:
- Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!
Anh kia giật mình hỏi lại:
- Thế à? Rồi có nuôi được không?
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Bài tập 3: trang 11 sgk Ngữ Văn 9 tập một
Vận dụng các phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
a) Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là...
b) Như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết,...
Bài tập 5: trang 11 sgk Ngữ Văn 9 tập một
Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, ăn không nói có, cãi chày cãi cối, khua môi múa mép, nói dơi nói chuột, hứa hươu hứa vượn.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Hành động nói (Tiếp theo)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Chuyện người con gái Nam Xương
- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Làng của Kim Lân
- Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau: Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên? Chọn một trong ba nhân vật là người kể chuyện, sau đó chuyển đo
- Hãy chọn các từ ngữ cho bên dưới để điền vào chỗ trống (…) trong các câu sau cho thích hợp: 1- nói trạng; 2 nói nhăng nói cuội; 3 nói có sách, mách có chứng; 4 nói dối; 5 nói mò
- Sơ đồ tư duy bài Đoàn thuyền đánh cá
- Phân tích lời thoại của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này? Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn?
- Soạn văn bài: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
- Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều. Trong cảnh ngộ của mình nàng nhớ tới những ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nỗi nhớ có hợp lí không?
- Nội dung chính bài Chị em Thúy Kiều
- Nội dung chính bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)