Soạn văn bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Đây là một bài về kiến thức ngữ pháp tiếng Việt, bàn về nghĩa của từ ngữ. Nghĩa của một từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. Sau đây KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn cách làm bài tập để các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Nghĩa của một từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Ví dụ: Từ "nghề nghiệp" có nghĩa rộng hơn các từ: bác sĩ, kỹ sư, nông dân, kinh doanh, thư ký, công an, giáo viên… nhưng từ "bác sĩ" lại có nghĩa rộng hơn nghĩa của: bác sĩ nội, bác sĩ ngoại…
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vị nghĩa của một từ ngữ khác.
- Ví dụ: Mĩ thuật, âm nhạc, văn học, điện ảnh, điêu khắc… được bao hàm trong nghĩa của từ "nghệ thuật".
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
- Ví dụ: "Lúa" có nghĩa rộng hơn các từ ngữ: lúa nếp, lúa tẻ, lúa chiêm, lúa mùa... Lúa lại có nghĩa hẹp hơn với từ "lương thực".
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 10 – SGK) Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây (theo mẩu sơ đồ trong bài học):
a. y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, sơ mi.
b. vũ khí, súng, bom, súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi.
Câu 2 (Trang 11 – SGK) Tìm những từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:
a. xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than.
b. hội họa, ám nhạc, văn học, diêu khắc.
c. canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.
d. liếc, ngắm, nhòm, ngó.
e. đấm, đá, thụi, bịch, tát.
Câu 3 (Trang 11 – SGK) Tim các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây:
a. xe cộ
b. kim loại
c. hoa quả
d. (người) họ hàng
e. mang
Câu 4 (Trang 11 – SGK) Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau đây:
a. thuốc chữa bệnh: áp-xpi-rin, am-pi-xi-lin, pê-ni-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào.
b. giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ.
c. bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông.
d. hoa: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược.
Câu 5* (Trang 11 – SGK) Đọc đoạn trích sau và tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn.
Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo [...].
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1
Xem thêm bài viết khác
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng hình. Chỉ ra các từ tượng hình đó.
- Đọc các đoạn trích trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
- Cho chủ đề: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo” (Vũ Ngọc Phan). Hãy viết một số đoạn văn ngắn với chủ đề này và cho biết em đã sử dụng phương tiện liên kết đoạn như thế nào?
- Nội dung chính bài Bài toán dân số
- Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số?
- Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất là một câu ghép)
- Thuyết minh về tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
- Nội dung chính bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Đọc văn bản "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”
- Soạn văn bài: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)
- Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh