Nội dung chính bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Nghĩa của một từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vị nghĩa của một từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
B. Nội dung chính cụ thể
I- Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
- Từ ngữ nghĩa rộng có phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của nhiều từ ngữ khác. Từ ngữ nghĩa hẹp có phạm vi nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đồng thời lại có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.
Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao gồm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Ví dụ: Từ “Thể thao” có nghĩa rộng hơn các từ: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ…
- Từ “nghề nghiệp” có nghĩa rộng hơn các từ: bác sĩ, kỹ sư, công nhân, lái xe, thư ký, công an, giáo viên… song từ “bác sĩ” lại có nghĩa rộng hơn nghĩa của: bác sĩ nội, bác sĩ ngoại…
Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Ví dụ:
Hội hoạ,
âm nhạc, văn học, điêu khắc… được bao hàm trong nghĩa của từ “nghệ thuật”.
- Xăng, dầu hoả, ga, than, củi… được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ “nhiên liệu”.
- Sáo, nhị, đàn bầu, đàn tranh, đàn ghi ta… được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ “nhạc cụ”.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời lại có thể có nghĩa hẹp với từ ngữ khác.
- Ví dụ: Lúa” có nghĩa rộng hơn các từ ngữ: lúa nếp,lúa tẻ, lúa tám thơm.
- Lúa lại có nghĩa hẹp hơn với từ “ngũ cốc”.
Xem thêm bài viết khác
- Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật lão Hạc
- Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và truyện ngắn Hai cây phong
- Soạn văn bài: Trong lòng mẹ
- Phân tích nhân vật người cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng
- Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích
- Soạn văn bài: Trường từ vựng
- Dùng năm dòng để ghi lại cảm nghĩ của mình sau khi đọc bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị trích in ở bài đọc thêm số 2
- Chép các đoạn văn sau vào vở bài tập rồi chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp (cho trong ngoặc đơn) điền vào chỗ trống /.../ để làm phương tiện liên kết đoạn văn
- Hãy chứng minh nhận xét của nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan:”Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”
- Viết đoạn văn ngắn ghi lại những cảm xúc về ngày đầu đến trường của em
- Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau (trong đoạn văn có sử dụng ít nhất là một câu ghép)