Soạn văn bài: Chiếc lá cuối cùng
Đoạn trích này là phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. truyện được xây dựng theo kiểụ có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả:
- O Hen-ri (1862 - 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại trong bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,... Henri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động.
2. Tác phẩm:
Tóm tắt tác phẩm:
Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi… Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo.
Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần.
Chính vào lúc ấy, một hình ảnh bất ngờ đã làm đảo lộn mọi dự đoán, đảo ngược cả tình huống tưởng như chắc chắn trong dự định của Giôn-xi, trong nỗi lo của Xiu và trong sự thất vọng của mọi người. Tình huống ấy đã thắp lại niềm hy vọng như một phép màu: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch...
Câu chuyện kết thúc bằng một sự đảo ngược tình huống. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người. Kiệt tác cuối cùng của người họa sĩ già đã được ra đời nằm ngoài tất cả mọi dự đoán của công chúng. Nhưng chiếc lá cuối cùng ấy mãi mãi là bằng chứng của tấm lòng yêu thương con người. Bởi thế, Chiếc lá cuối cùng sẽ mãi bất tử với thời gian.
- Ý nghĩa: đoạn trích này là phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Mấy trang kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng” trên đây của o. Hen-ri đủ chứng tỏ truyện dược xây dựng theo kiểụ có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: (Trang 90 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể lại việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong dêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác?
Câu 2: (Trang 90 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề biết cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có bớt sức hấp dẫn không? Vì sao?
Câu 3: (Trang 90- SGK Ngữ văn 8 tập 1) Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?
Câu 4: (Trang 90 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Chứng minh truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, qua trích đoạn này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Chiếc lá cuối cùng
Câu 2: Viết đoạn văn giới thiệu về tác phẩm chiếc lá cuối cùng
Câu 3: Cảm nhận nhân vật cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
Câu 4: Cảm nhận về nhân vật Xiu và Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
Câu 5: Ý nghĩa nhan đề Chiếc lá cuối cùng
Câu 6: Vào vai Xiu hãy kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Chiếc lá cuối cùng "
Xem thêm bài viết khác
- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ của địa phương em có sử dụng từ ngữ địa phương
- Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão Hạc?
- Phân tích các câu 1 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục (chú ý các từ hào kiệt, phong lưu và quan niệm chạy mỏi chân thì hãy ở tù)
- Soạn văn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
- Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc
- Viết đoạn văn kêu gọi mọi người chống lại ôn dịch, thuốc lá
- Giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Đánh nhau với cối xay gió
- Vào vai Xiu hãy kể lại truyện Chiếc lá cuối cùng
- Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu "ngông” nghĩa là gì? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội
- Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?
- Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học.
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng hình và tượng thanh chỉ ra các từ tượng hình đó.