Soạn văn bài: Hai cây phong
Trong đoạn trích truyện “Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-tốp, hai cây phong được miêu tả một cách sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa, gắn với câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những người học trò nhỏ của mình. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả:
Ai-ma-tốp (sinh năm 1928 - 2008) là nhà văn Cư-rô-giơ-xtan, một nước Cộng hòa ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Nhiều tác phẩm của ông quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như “Cây phong non trùm khăn đỏ”, “Người thầy đầu tiên”, “Con tàu trắng”,..
2. Tác phẩm
- Văn bản này là phần đầu truyện “Người thầy đầu tiên”. Nhan đề “Hai cây phong” là do người biên soạn đặt.
- Nội dung truyện được đặt vào bối cảnh vùng quê, hẻo lảnh của Cư-rô-giơ-xtan, vào giữa những năm 20 của thế kỉ XX. Cô bé An-tư-nai phải đi làm vợ lẽ cho người ta. Một lần nữa, An-tư-nai được thầy Đuy-sen giải thoát, được lên tỉnh học, rồi đến học tiếp ở Mát-xcơ-va, sau trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-laima-nô-va. Còn thầy Đuy-sen, bây giờ thì đã già, làm nghề đưa thư. Khi An-tư-nai còn đang học ở trường làng, có hôm thầy Đuy-sen mang về trường hai cây phong non và bảo em: “Hai cây phong này thầy mang về cho em đây. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt... Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này...”
- Trong đoạn trích truyện “Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-tốp, hai cây phong được miêu tả một cách sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa. Người kể chuyện đã truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những người học trò nhỏ của mình.
- Bố cục: 4 phần
- Phần 1: Từ đầu ==> phía tây: giới thiệu vị trí làng.
- Phần 2: Tiếp theo ==> gương thần xanh: nhớ về hình ảnh 2 cây phong, Cảm xúc của nhân vật tôi khi về thăm làng.
- Phần 3: Tiếp theo ==> biêng biếc kia: nhớ về những cảm xúc, tâm trạng thời trẻ thơ khi vui đùa cùng lũ bạ
- Phần 4: Còn lại: Nhân vật tôi nhớ lại người trồng 2 cây phong
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: (Trang 100 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Căn cứ vào đại từ nhân xưng xác định hai mạch kể của câu chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể ấy? Vì sao mạch kể xưng tôi quan trọng hơn?
Câu 2: (Trang 100 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Trong mạch kể chuyện xưng “chúng tôi”, cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Tại sao nói người kể chuyện đã miêu tả cây phong và quang cảnh nơi đây bằng một ngòi bút đậm chất hội họa?
Câu 3: (Trang 100 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người nghệ sĩ?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và truyện ngắn Hai cây phong
Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Hai cây phong.
Câu 3: Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong đoạn trích Hai cây phong
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Hai cây phong"
Xem thêm bài viết khác
- Cảm nhận về nhân vật Xiu và Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
- Nội dung chính bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ?
- Nội dung chính bài Lão Hạc
- Soạn văn bài: Nói giảm nói tránh
- Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
- Soạn văn bài: Trường từ vựng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài toán dân số
- Soạn văn bài: Bố cục của văn bản
- Đặt câu hỏi có dùng tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội
- Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trốn
- Đặt câu với các tình thái từ “mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy” Đặt câu với các tình thái từ cho trước