Soạn văn bài: Phú sông Bạch Đằng
Phú sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước niềm tự hào dân tộc trước chiến công Bạch Đằng. KhoaHoc sẽ cùng các bạn tìm hiểu kiến thức trọng tâm và trả lời các câu hỏi. Mời các bạn tham khảo
A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả: Trương Hán Siêu
Trương Hán Siêu tự là Thăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, phủ Yên Khánh, nay thuộc phường Phúc Thành, thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Ông làm quan suốt bốn đời vua Trần, từ triều đại Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông đến triều đại Trần Dụ Tông. Vì tính tình cương trực và có học vấn uyên thâm nên Trương Hán Siêu được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng. Sau khi qua đời, ông được thờ ở Văn Miếu, Hà Nội.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Khoảng 50 năm sau chiến thắng Bạch Đằng (1288 - 1350), lúc đó Trương Hán Siêu đã già.
- Nội dung: Bài Phú sông Bạch Đằng là niềm tự hào về truyền thống yêu nước và đạo lý nhân nghĩa của dân tộc qua dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa đã tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về một dân tộc có tinh thần ngoan cường, bất khuất, mưu lược, tài trí, đồng thời cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 7 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Nêu vị trí chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử và đê tài Bạch Đằng trong văn học. Nêu bố cục bài Phú sông Bạch Đằng và tìm hiểu một số từ khó, điển tích, điển cố.
Câu 2: Trang 7 sgk Ngữ Văn 10 tập 2
Nhận xét về nhân vật “khách” trong đoạn mở đầu
Mở đầu bài phú, nổi bật là hình tượng nhân vật “ khách”. Anh chị hãy tìm hiểu:
- Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của “ khách”
- “Khách” là người có tráng chí ( chí lớn) , có tâm hồn như thế nào qua việc nhắc đến địa danh lịch sử của Trung Quốc và miêu tả những địa danh lịch sử của đất Việt
Câu 3: Trang 7 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Cảm xúc nhân vật " khách" trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng: Phấn khởi, tự hào? Buồn thương, nuối tiếc vì những giá trị vùi lấp vào quá khứ? Lí giải cách lựa chọn của anh chị. ( Lưu ý đặc điểm hình ảnh thiên nhiên và giọng văn trong đoạn " Qua cửa Đại Than... dấu vết luống còn lưu)
Câu 4: trang 7 sgk ngữ văn 10 tập 2
- Vai trò hình tượng các bô lão trong bài Phú? Chiến tích trên sông bạch đằng đã thay đổi như thế nào qua lời kể các bô lão? Thái độ giọng điệu của của họ trong lời kể chuyện ?
- Qua lới bình luận các bô lão ( Đoạn " Tuy nhiên: " Từ có vũ trụ ... Nhớ người xưa chừ lệ chan"), trong các yếu tố: địa thế sông núi con người, theo anh chị yếu tố nào giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiên thắng Bạch Đằng
Câu 5: Trang 7 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của " khách" nhằm khẳng định điều gì?
Câu 6: Trang 7 sgk Ngữ Văn 10 tập 2
Phát biểu về giá trị nội dung và nghệ thuật bài Phú
LUYỆN TẬP
Câu 1: Trang 7 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Học thuộc lòng một số câu mà anh chị yêu thích
Câu 2: Trang 7 sgk Ngữ Văn 10 tập 2
Phân tích, so sánh lời ca của "khách” kết thúc Bài phú sông Bạch Đằng với bài thơ Sông Bạch Đằng của Nguyễn Sưởng (Xem bản dịch bài thơ trong SGK).
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Phú sông Bạch Đằng"?
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua một số câu thơ mà anh chị cảm nhận sâu sắc nhất
- Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn trích ở bài Khái quát văn học Việt Nam từ TK X đến hết TK XIX( Ngữ văn 10 tập 1, tr 109)
- Soạn văn Hồi trống Cổ thành trang 74 sgk
- Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lòi nói với Thúy Kiều như thế nào
- Anh chị đã đọc những tác phẩm nào của Nguyễn Trãi? Hãy giới thiệu sơ lược một vài tác phẩm tiêu biểu
- Soạn bài Chí khí anh hùng
- Tìm hiểu đoạn kết (" Xã tắc từ đây vững bền ....Ai nấy đều hay"):
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Soạn văn bài: Đại cáo Bình Ngô ( Phần hai: Tác phẩm)
- Nội dung chính bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Nếu được yêu cầu viết đoạn kết thúc của truyện, anh (chị) sẽ đồng tình với cách kết thúc như đã có hay sẽ chọn một cách kết thúc khác? Trình bày và giải thích ý kiến của mình