Nêu vị trí chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử và đê tài Bạch Đằng trong văn học. Nêu bố cục bài Phú sông Bạch Đằng và tìm hiểu một số từ khó, điển tích, điển cố.

  • 1 Đánh giá

Câu 1: Trang 7 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Nêu vị trí chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử và đê tài Bạch Đằng trong văn học. Nêu bố cục bài Phú sông Bạch Đằng và tìm hiểu một số từ khó, điển tích, điển cố.

Bài làm:

Vị trí chiến lược:

  • Sông Bạch Đằng là một nhánh của sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. Nơi đây, Ngô Quyền đã đánh tan quân xâm lược Nam Hán, bắt sống Hoằng Thao, năm 1288 nhà Trần tiêu diệt giặc Mông Nguyên, bắt sống Ô Mã Nhi.
  • Bạch Đằng giang là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác giả viết nên những áng văn thơ tuyệt tác như Bạch Đằng giang của Trần Minh Tông;
  • Bạch Đằng giang của Nguyễn Sường, Bạch Đàng hài khẩu của Nguyễn Trãi. Hậu Bạch Đằng giang phú của Nguyễn Mộng Tuân...

Bố cục mỗi bài phú thường có bốn đoạn: mở đầu, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. Bố cục bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu cũng giống bố cục của một bài phú nói chung:

  • Đoạn 1. “Khách có kẻ... luống còn lưu”: Giới thiệu nhân vật khách và tráng trí của ông, cảm xúc
  • Đoạn 2. “Bên sông các bô lão... chừ lệ chan”: Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão
  • Đoạn 3. “Rồi vừa đi... lưu danh”: Lời bình luận của các bô lão·
  • Đoạn 4. Còn lại: Lời kết, bình luận của nhân vật khách.

Đọc kĩ chú thích để hiểu nghĩa của những từ khó, các điển tích, điển cố như: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Đầm Vân Mộng, Tử Trường, Hợp Phì, Xích Bích...

  • 2 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021