Soạn văn bài: Trường từ vựng
Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Một trường từ vựng có thể chia thành nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. KhoaHoc xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn bài chi tiết, đầy đủ để các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
- Tuỳ theo mức độ khái quát của ý nghĩa, một trường từ vựng có thể chia thành nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- Ví dụ: Trường từ vựng "Hoạt động của con người" bao gồm các trường nhỏ hơn:
- Hoạt động của trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán…
- Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, nếm, nghe, sờ…
- Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, bò, bay…
- Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, vắt …
- Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc về nhiều từ loại khác nhau.
- Ví dụ: Trường có sự đồng nhất về nghĩa là loài vật: trâu, bò, gà, lợn, voi, gấu, hổ, cá… (Danh từ)
- Trường có sự đồng nhất về nghĩa là hoạt động dời đi: đi, chạy, trườn, bò, leo, vận chuyển… (Động từ)
- Trường có sự đồng nhất về nghĩa là màu sắc: xanh, đỏ, trắng, tím, vàng… (Tính từ)
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 21 – SGK) Đọc văn bản "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”.
Câu 2 (Trang 23 – SGK) Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:
a. lưới, nơm, câu, vó
b. tủ, rương, hòm, va ti, chai, lọ.
c. đá, đạp, giẫm, xéo.
d. buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi.
e. hiền lành, độc ác, cởi mà.
g. bút máy, bút bi, phấn, bút chì.
Câu 3 (Trang 23 – SGK) Các từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc trường từ vựng nào?
Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý reo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến...
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Câu 4 (Trang 23 – SGK) Hãy xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng sau (một từ có thể xếp ở cả hai trường)
Câu 5 (Trang 23 – SGK) Tìm các trường từ vựng của mỗi từ sau đây: lưới, lạnh, tấn công.
Câu 6 (Trang 23 – SGK) Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào?
Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ,
Hậu phương thi đua với tiền phương.
(Hồ Chí Minh)
Câu 7 (Trang 24 – SGK) Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng “trường học” hoặc trường từ vựng “môn bóng đá”.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Trường từ vựng". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1
Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc trường từ vựng gia đình
Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc trường từ vựng trường học.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Chiếc lá cuối cùng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Soạn văn bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
- Soạn văn bài: Chiếc lá cuối cùng
- Soạn văn bài: Thuyết minh về một thể loại văn học
- hi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả để bắt một con chó hàng xóm, nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật... đáng buồn". Ý nghĩa của nhân vật “tôi” như thế nào?
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.
- Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?
- Soạn văn 8 bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
- Soạn văn bài: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)
- Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về cô bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm
- Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc