Sưu tầm lại một đoạn văn hoặc bài văn tự sự sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả nội tâm. Ghia lại những nhận xét của em về cái hay của đoạn văn/ bài văn đó.
2. Sưu tầm lại một đoạn văn hoặc bài văn tự sự sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả nội tâm. Ghia lại những nhận xét của em về cái hay của đoạn văn/ bài văn đó.
Bài làm:
Sưu tầm: Trích Làng-Kim Lân.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:
-Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này! Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm.
Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng. Quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!… Nhưng sao lại nẩy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?… Chiều hôm ấy bà Hai về cũng có vẻ khác. Bà bước uể oải, cái mặt cúi xuống bần thần. Đôi quang thúng thõng thẹo trên hai mấu đòn gánh. Bà đi thẳng vào trong nhà lúi húi xếp hàng vào một xó, rồi lẳng lặng ra bậc cửa ngồi ôm má nghĩ ngợi. Trẻ con cũng không đứa nào dám vòi quà. Trong nhà có cái im lặng thật là khó chịu, không ai dám cất tiếng lên nói, cả đến nhìn nhau họ cũng không dám nhìn nhau nữa. Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo… Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.
=>Nhận xét:
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả rất tinh tế, sâu sắc. Kim Lân đã miêu tả rất cụ thể các diễn biến nội tâm qua ngoại hình, ý nghĩ, hành vi của nhân vật ông Hai. Đặc biệt, nhà văn miêu tả tâm lí nhân vật không phải trong 1 khoảnh khắc mà là 1 quá trình diễn biến hợp lí qua các chặng. Nỗi bất hạnh lớn đổ xụp xuống đầu ông khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
Xem thêm bài viết khác
- Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí trong bài thơ.
- Mạch thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền từ lúc bắt đầu (hoàng hôn) đến khi đánh bắt cá (đêm xuống) và trở về (bình minh). Em hãy dựa trên trình tự ấy tìm bố cục bài thơ.
- Bằng hiểu biết của mình sau khi đọc truyện ngắn Chiếc lược ngà, hãy giải thích lí do vì sao bé Thu vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn trích trên.
- Luyện tập viết bài văn thuyết minh
- Hoàn thành bảng sau (vào vở) để thấy được diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến lúc kết thúc truyện.
- Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
- Em hãy viết lại đoạn truyện kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu).
- Truyện Cố hương có nhiều nhân vật. Đó là những nhân vật nào?
- Phương châm quan hệ
- Soạn văn 9 VNEN bài 17: Những đứa trẻ
- Soạn văn 9 VNEN bài 10: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Những nội dung sau nói về sự phát triển của từ vựng. Chọn các phương án đúng