Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống
Đề bài: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống
Bài làm
Trong cuộc sống này mỗi một người lại có một hoàn cảnh xuất thân, một điều kiện phát triển khác nhau. Đức Phật đã từng dạy rằng “Sướng khổ tại mình”. Điều làm nên giá trị một con người không phải là việc anh xuất thân từ đâu, gia đình anh giàu có đến cỡ nào mà quan trọng nhất đó là bản thân anh là ai và anh đã làm được gì cho xã hội. Vì thế nên mới nói hoàn cảnh không quyết định nên con người. Cũng giống như câu nói “Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống”.
Thực chất đây là một câu nói vô cùng đúng đắn và nó cũng là lời nhắc nhở để nhiều người vươn lên trong cuộc sống. Nơi mình sinh ra ở đây có thể hiểu nghĩa rộng đó là đất nước, là quê hương bản quán còn nghĩa hẹp đó chính là gia đình là bố mẹ anh chị em những người máu mủ ruột rà của chúng ta. “Cách mình sẽ sống” đó chính là suy nghĩ, lí tưởng và quan điểm mà mỗi người muốn theo đuổi. Câu nói này có nghĩa là hoàn cảnh ngoại cảnh không quyết định nên tính cách cũng như số phận con người mà điều quan trọng đó chính là bản thân của mình.
Đây là một câu nói có tầm ý nghĩa lớn, là một lời nhắc nhở để cho chúng ta khắc ghi và vượt lên trên hoàn cảnh. Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một hoàn cảnh một số phận riêng, và chúng ta hoàn toàn không có quyền chống lại nó. Có người may mắn được sinh ra trong một gia đình giàu có trâm anh thế phiệt có bố mẹ là những người có chức quyền….. Nhưng cũng có những người sinh ra đã chịu cảnh nghèo khó, hoặc éo le là mất cha mất mẹ…. Thế nhưng, điều quan trọng không phải ở việc bạn xuất thân từ đâu mà là bạn đã sống thế nào. Có một gia đình nọ có hai anh em trai và một người bố nghiện rượu nặng. Lớn lên người em trở thành một nhà hoạt động xã hội năng nổ và sự nghiệp thành công, trái lại người anh lại chính là một phiển bản “hoàn hảo” của người cha mình. Khi được hỏi vì sao anh lại trở thành người như thế câu trả lời của hai anh em khiến chúng ta suy ngẫm “Anh nghĩ tôi phải trở thành người thế nào với người cha như thế?”. Điều đó mới thấy rõ hoàn cảnh không phải là yếu tố chi phối con người. Cũng như việc chỉ tay nằm trong lòng bàn tay và bàn tay thì là của bạn vậy. Bạn sống là luôn phải vượt lên hoàn cảnh, vượt lên trên số phận chứ đừng bao giờ để số phận điều khiển bạn.
Phật đã từng nói “kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Mỗi con người sinh ra đều có chung một thói quen đó là “khắt khe với mọi người nhưng lại dễ dãi với bản thân mình”. Và tất nhiên, nếu bạn không có ý thức với chính mình thì chẳng có ai ý thức cho bạn cả. Chướng ngại vật khó vượt qua nhất cũng chính là bản ngã của chính bản thân bạn mà thôi.
Trong cuộc sống có rất nhiều những tấm gương vượt lên trên số phận và hoàn cảnh. Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với anh chàng Nick Juvick người bị liệt hoàn toàn tứ chi thế nhưng anh đã trở thành một nguồn cảm hứng mãnh liệt về nghị lực cho mọi con người trên toàn nhân loại noi theo. Bằng chính sự quyết tâm ấy anh đã trở thành một doanh nhân một nhà hoạt động xã hội xuất sắc và còn mong chờ gì khi có một gia đình hạnh phúc? Hay thầy Nguyễn Ngọc Kí một trong những tấm gương nghị lực phi thường rất gần chúng ta? Năm 4 tuổi thầy bị bệnh và mất đi đôi bàn tay cuộc đời tưởng chừng sẽ khép cánh cửa với thầy nhưng không bằng khát khao mãnh liệt bằng một niềm đam mê cháy bỏng thầy đã đi học và cầm bút bằng đôi chân của mình để đến bây giờ sau 67 năm cuộc đời thầy đã viết lên thơ. Và còn biết bao nhiêu tấm gương vượt khó ngoài xã hội kia đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng sâu sắc.
Con người sinh ra ai cũng có cho mình một khối óc suy nghĩ và đôi bàn tay hành động. Chúng ta hãy sống làm sao để khối óc và bàn tay đó thực sự có ý nghĩa. Bởi chỉ có chúng ta mới đủ sức kéo bản thân ra khỏi bế tắc chứ chẳng ai ngoài xã hội đủ sức cứu dỗi mình cả. Hoàn cảnh chỉ góp phần làm đầy đủ cho lịch sử cuộc đời chứ hoàn toàn không đủ sức bôi đen hoặc tô thắm cuộc đời bạn.
Xem thêm bài viết khác
- Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong hai đoạn văn sau “Lần lần, mấy năm qua…. Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”
- Ai đó đã từng nói: “Văn chương có hai loại, một loại đáng thờ và một loại không đáng thờ..
- Bài văn: Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài mẫu 3
- Nghị luận văn học dạng bài phân tích bài thơ, đoạn thơ
- Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác, mà là thể hiện bản sắc của người Việt
- Sơ đồ tư duy Rừng xà nu
- Phân tích hình tượng con Sông Đà
- Nghị luận về ý kiến của Điđơro ”Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả, Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”
- Đề 2: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. Ý kiến trên của M. Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
- Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người
- Nghị luận văn học dạng bài phân tích tình huống truyện
- Bài văn mẫu: Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?