Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Đánh dấu + vào từng ô thích hợp? Tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?
7. Đọc lại ba bài văn tả cây cối Cây mai tứ quý, Cây gạo, Sầu riêng và nêu nhận xét.
a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Đánh dấu + vào từng ô thích hợp
Bài | Quan sát từng bộ phận của cây | Quan sát từng thời kì phát triển của cây |
Cây mai tứ quý | ||
Cây gạo | + (từng thời kì phát triển của bông gạo) | |
Sầu riêng |
b) Tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?
Các giác quan | Chi tiết được quan sát |
Thị giác (mắt nhìn) | Cây mai tứ quý:.. Cây gạo:.. sầu riêng:... |
Vị giác (lưỡi nếm) | Vị ngọt của trái sầu riêng |
Thính giác (tai nghe) | Cây gạo: tiếng chim hót. |
Khứu giác (mũi ngửi) | Hương thơm của sầu riêng: ... |
c. Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì?
So sánh: Cây mai tứ quý: ....... Cây gạo: .................. Sầu riêng: ..............
Nhân hóa: Cây gạo .................
Bài làm:
a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Đánh dấu + vào từng ô thích hợp
Bài | Quan sát từng bộ phận của cây | Quan sát từng thời kì phát triển của cây |
Cây mai tứ quý | + (thân, gốc, hoa, trái) | |
Cây gạo | + (từng thời kì phát triển của bông gạo) | |
Sầu riêng | + (thân, lá, hoa, quả) |
b) Tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?
Các giác quan | Chi tiết được quan sát |
Thị giác (mắt nhìn) | - Cây mai tứ quý: cao, dáng thanh, thân thẳng, tán tròn, gốc xòe rộng, lớn bằng bắp tay, đỉnh ngọn như một điểm, cành vươn đều, nhánh rắn chắc, cánh hoa ba lớp vàng thẫm, năm cánh đài đỏ tía, trái màu chín đậm, óng ánh, xum xuê xanh. - Cây gạo: cành trĩu hoa đỏ mọng, cây cao lớn, quả múp míp, thon vút hai đầu, sợi bông đầy đặn, căng lên, mảnh vỏ tách ra, múi bông nở đều. - Sầu riêng: hoa đậu từng chùm trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vảy cá, nhụy li ti, trái lủng lẳng như tổ kiến, thân khẳng khiu, cành ngang thẳng đuột, lá xanh nhỏ xanh vàng, hơi khép như lá héo. |
Vị giác (lưỡi nếm) | Vị ngọt của trái sầu riêng: béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn, vị ngọt đam mê. |
Thính giác (tai nghe) | Cây gạo: tiếng chim hót: ồn ã |
Khứu giác (mũi ngửi) | Hương thơm của sầu riêng: thơm đậm, bay rất xa, lâu tan, ngào ngạt xông vào cánh mũi, thơm mùi thơm mít chín quyện hương bưởi, hoa thơm ngát, hương tỏa ngạt ngào. |
c. Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì?
So sánh:
- Cây mai tứ quý: thân thẳng như thân trúc, cánh đài đỏ tía như ức gà chọi, trái óng ánh như những hạt cườm.
- Cây gạo: cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, hai đầu quả thon vút như con thoi, múi bông chín như nồi cơm chín, cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
- Sầu riêng: hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi, cánh hoa nhỏ như vảy cá, trái lủng lẳng trông giống tổ kiên, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép như lá hẽo.
Nhân hóa:
- Cây gạo: trở lại tuổi xuân, chấm dứt sự tưng bừng, ồn ã, trở về dáng vẻ xanh mát, trầm tư, cây hiền lành, quả gạo múp míp.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát ảnh, trả lời câu hỏi: Bức ảnh chụp cảnh gì? Cảnh đó có đẹp?
- Câu kể Ai thế nào? có mấy bộ phận? Mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi nào?
- Giải bài 22C: Từ ngữ về cái đẹp
- Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Sắp xếp lại thứ tự các tranh dưới đây cho đúng với cốt truyện Con vịt xấu xí em vừa nghe kể
- Nối một dòng ở cột A với một dòng ỏ cột B để nêu nhận xét đúng về cấu tạo bài Cây mai tứ quý.
- Chuyển các câu kể sau thành câu cảm:
- Quan sát ảnh, trả lời câu hỏi: Em thích tấm ảnh nào? Tấm ảnh đó gợi cho em cảm nghĩ gì?
- Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình? Kết quả việc nhà vua làm thế nào? Điều gì bất ngờ xảy ra ở cuối đoạn này?
- Giải bài 29A: Qùa tặng của thiên nhiên
- Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? Dựa vào bài thơ, em hãy cùng bạn tả lại khung cảnh đó. Mỗi người đến chợ Tết với nhừng dáng vẻ riêng ra sao?
- Kể chuyện về một người vui tính mà em biết.