Ôn tập kiến tiếng Việt trong ngữ văn 8 kì 2
15 lượt xem
Hiện tại đang là thời gian chuẩn bị bước vào kì thi học kì. Bài Đề cương ôn tập tiếng Việt Ngữ Văn 8 học kì II sẽ tổng kết hết kiến thức đã học từ đầu học kì đến giờ. Thông qua bài học này, các em cần nắm được tổng quan kiến thức chúng mình đã học. Từ đó nắm vững kiến thức để ôn luyện làm bài thi thật tốt.
1. Các kiểu câu
1.1. Câu nghi vấn
- Khái niệm: là những câu có chức năng chính để hỏi
- Dấu hiệu nhận biết:
- Có những từ nghi vấn (ai,gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)...không, (đã)...chưa,...) hoặc có từ hay (nối các vế câu có quan hệ lựa chọn)
- Câu nghi vấn kết thúc bằng dấu hỏi
- Chức năng khác của câu nghi vấn:
- Dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,...không yêu cầu người đối thoại phải trả lời.
- Trong một số trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
=> Xem thêm
1.2. Câu cầu khiến
- Khái niệm: là những câu để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...
- Dấu hiệu nhận biết:
- Có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, ...đi, thôi, nào,...hay ngữ điệu cầu khiến;
- Kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
=> Xem thêm
1.3. Câu cảm thán
- Khái niệm: Những câu dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người vietes0, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Dấu hiệu nhận biết:
- Có những từ cảm thán như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,...
- Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than
=> Xem thêm
1.4. Câu trần thuật
- Khái miệm: Những câu dùng đề kể, thông báo, nhận định, miêu tả. Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,...
- Dấu hiệu: Kết thúc bằng dấu chấm nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
- Kiểu câu cơ bản, được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
=> Xem thêm
1.5. Câu phủ định
- Dấu hiệu: Có những từ phủ định như không, chưa, chẳng, chả, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),...
- Câu phủ định dùng để:
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả)
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ)
=> Xem thêm
2. Hành động nói
- Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất định
- Các kiểu hành động nói:
- Hỏi
- Trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,...)
- Điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,...)
- Hứa hẹn
- Bộc lộ cảm xúc
- Cách thực hiện hành động nói
- Cách dùng trực tiếp: Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó
- Cách dùng gián tiếp: Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu khác, có chức năng chính không phù hợp với hành động đó.
=> Xem thêm
3. Hội thoại
- Vai xã hội trong hội thoại
- Vai xã hội: vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại
- Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thức bậc trong gia đình và xã hội); Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)
- Quan hệ xã hội rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói phù hợp.
- Lượt lời trong hội thoại
- Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
- Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
=> Xem thêm
4. Lựa chọn trật tự từ trong câu
- Cách lựa chọn trật rự từ trong câu mang lại hiệu quả diễn đạt riêng, người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
- Tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản
- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói
=> Xem thêm
Xem thêm bài viết khác
- Soạn 8 văn bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu trang 110 sgk
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hịch tướng sĩ
- Soạn văn bài: Viết bài tập làm văn số 5 Văn thuyết minh (làm ở nhà)
- Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
- Nếu Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì nhà văn phải viết lại câu này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không
- Soạn văn bài: Ôn tập về văn bản thuyết minh
- Nêu cảm nhận về tâm trạng người tù cách mạng qua 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú
- Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây: a, Thế rồi Dế Choắt tắt thở
- Hãy chỉ ra cách đặt vấn đề, các cách đọc và đặc biệt là nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài
- Viết đoạn văn chứng minh việc đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho con người
- Nội dung chính bài Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
- Từ bài thơ ông đồ, hãy viết bài văn miêu tả ông đồ trong cảnh ngày xuân cho chữ