Nội dung chính bài Tức cảnh Pác Bó
Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Tức cảnh Pác Bó"
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 – 1969), tại làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An. Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng, bay bổng lãng mạn.
- Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Việt Nam để trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
2. Phân tích bài thơ
a. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ( Ba câu thơ đầu):
- Cuộc sống cách mạng đầy gian khổ, khó khăn
- Nơi ở: Trong hang, ngoài suối, nơi rừng rậm nhiều nguy hiểm
- Thức ăn: “cháo bẹ”, “rau măng”: là những thức ăn trong rừng, chỉ là những cây cối mọc dại hái vào nấu tạm thành bữa ăn
- Điều kiện làm việc: dơn sơ, giản dị, bàn làm việc chỉ là những phiến đá to trong hang.
=> Cuộc sống thiếu thốn nhưng Bác luôn giữ tinh thần lạc quan, giọng điệu hóm hỉnh, coi những khó khăn ấy như “phù phiếm”
=> Tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
b. Tâm trạng của Bác ( Câu thơ cuối):
- " Sang: : sang trọng, giàu có, ở đây là sự sang trọng, giàu có về mặt tư tưởng của những cuộc đời, làm cách mạng, lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không bị khó khăn, gian khổ, thiếu thốn khuất phục. Cảnh ấy, cuộc sống cách mạng ấy quả thật là đẹp “thật là sang”
- Đó còn là cái sang trọng, giàu có của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hoà hợp tự tin, thư thái với thiên nhiên đất nước.
-> Bác là người luôn lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Cuộc sống sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Bó
- Phép đối chỉnh: sáng >< tối, ra >< vào thể hiện cuộc sống đều đặn, nhịp nhàng, ngày nào cũng như ngày nào của Bác...
- Thức ăn của Bác thì đơn sơ, giản dị: cháo ngô với rau măng. Đây đều là những thức ăn trong rừng, luôn có sẵn. Cụm từ “vẫn sẵn sàng” không chỉ muốn nói về sự sẵn có, tự nhiên của thức ăn, mà đó dường như còn là tâm thế luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn của người chiến sĩ cách mạng.
- Điều kiện làm việc thiếu thốn: bàn làm việc của Bác là những tảng đá chông chênh. Trên chiếc bàn ấy, Bác đang làm những công việc vô cùng quan trọng, liên quan đến vận mệnh của cách mạng Việt Nam.
2. Tâm trạng của Bác ( Câu thơ cuối):
- Cả cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi, Người đã thấy rằng: "Cuộc đời cách mạng thật là sang". Từ "sang" đã phần nào bộc lộ phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời của Bác. Với Bác, được mang sức lực của mình phục vụ cho nhân dân, đất nước là một niềm hạnh phúc. Bác không cần một chỗ ở sang trọng, những bữa ăn đầy đủ cá thịt hay cần một chiếc bàn làm việc bằng phẳng. Điều Bác cần là được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản, chiến đấu để mang lại cuộc sống hòa bình, no ấm cho nhân dân. Chắc có lẽ trên thế giới hiếm có ai "sang" theo kiểu của Bác. Bằng tinh thần yêu nước sâu sắc, Bác Hồ đã luôn khắc phục, vượt lên trên hoàn cảnh để cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Đọc câu thơ cuối, ta tựa như thấy nụ cười của Bác. Nụ cười tươi với tinh thần lạc quan ấy đã đẩy lùi đi tất cả những khó khăn, nguy hiểm và tiếp thêm tinh thần cho Bác, một tinh thần "thép" giữa hoàn cảnh sống và làm việc thiếu thốn, gian khổ.
3. Tổng kết
- Nội dung:
- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
- Nghệ thuật:
- Giọng đùa vui hóm hỉnh.
- Tạo được tứ thơ độc đáo bất ngờ sâu sắc
- Ý nghĩa: Bài học về tinh thần lạc quan của Bác đối với mỗi người
Xem thêm bài viết khác
- Viết các đoạn văn ngắn khai triển các luận điểm sau
- Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao
- Nội dung chính bài Tức cảnh Pác Bó
- Soạn văn bài: Câu phủ định
- Cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau: a, Bao giờ anh đi hà Nội? b, Anh đi Hà Nội bao giờ?
- Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?
- Nội dung chính bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm
- So sánh hình tượng người tù cách mạng qua hai bài thơ Ngắm Trăng và Khi con tu hú
- Phân tích các câu thơ "Cánh buồm giương... thâu góp gió" và "Dân chài lưới... vị xa xăm
- Soạn văn 8 bài: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô- gic) trang 127
- Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là "chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội". Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình
- Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu đã học