Ôn tập thi THPT quốc gia môn Sinh chuyên đề Các quy luật di truyền (phần 1)
Chuyên đề Các quy luật di truyền gồm 6 phần. Phần 1 sau đây cung cấp kiến thức và các dạng bài tập cơ bản về các quy luật di truyền của Menđen.
Các quy luật di truyền của Menđen
I. Lý thuyết:
1. Quy luật phân li
- Nội dung: trong quá trình phát sinh giao tử, các nhân tố di truyền trong từng cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
2. Quy luật phân ly độc lập
- Nội dung: Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
3. Ý nghĩa của các quy luật Menđen
- Dự đoán trước được kết quả lai.
- Là cơ sở khoa học giả thích sự đa dạng phong phú của sinh vật trong tự nhiên. - Bằng phương pháp lai có thể tạo ra các biến dị tổ hợp mong muốn trong chăn nuôi trồng trọt.
II. Câu hỏi và bài tập:
1. Câu hỏi:
Câu 1: Trình này phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen.
Câu 2: Hãy cho biết học thuyết khoa học của Menđen xác định được từ thí nghiệm lại.
Câu 3: Trình bày cơ sở khoa học của quy luật phân li của Menđen.
Câu 4: Trình bày cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập của Menđen.
2. Bài tập:
a, Bài toán thuận:
Từ kiểu gen, kiểu hình của P để xác định kiểu gen, kiểu hình của Fn.
- Bước 1: Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng.
+ Xác định tính trội - lặn
+ Quy ước gen
+ Viết kiểu gen của P về từng cặp gen
- Bước 2: Xét sự di truyền đồng thời của các cặp tính trạng
+ Xác định quy luật di truyền
+ Viết kiểu gen đầy đủ của P
- Bước 3: Viết sơ đồ lai
--> Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của các cá thể (từ P đến F2).
Ví dụ: Cho gà trống lông vằn, mào to thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn, mào nhỏ thuần chủng được F1 lông vằn, mào to. Biết mỗi gen quy định một tính trạng.Cho gà mái F1 giao phối với gà trống lông không vằn, mào nhỏ được F2 phân li theo tỉ lệ 1 gà trống mào to, lông vằn : 1 gà trống mào nhỏ, lông vằn : 1 gà mái mào to, lông không vằn : 1 gà mái mào nhỏ, lông không vằn. Xác định kiểu gen của P và F1.
Giải:
- Xét tính trạng kích thước mào gà: P(t/c): gà trống mào to × gà mái mào nhỏ
F1: 100% mào to
--> mào to trội hoàn toàn so với mào nhỏ.
Quy ước: A: mào to, a : mào nhỏ.
Và tỉ lệ phân li của tính trạng kích thước mào là F2 1/1.
- Xét tính trạng màu lông gà: P (t/c): gà trống lông vằn (t/c) × gà mái lông không vằn
F1: 100% lông vằn
--> lông vằn trội hoàn toàn so với lông không vằn.
Quy ước B: lông vừn, b: lông không vằn.
Tỉ lệ phân li của tính trạng màu lông F2 là 1/1.
- Tính trạng màu sắc lông phân bố không đều ở hai giới ---> gen quy định màu lông nằm trên NST giới tính X.
--> tỉ lệ phân li kiểu hình chung ở F2 là: 1 : 1 : 1 : 1 = tỉ lệ bài ra
--> Quy luật di truyền chi phối hai tính trạng trên là phân li độc lập.
==> Kiểu gen của gà trống P là: AAXBXB, gà mái P là: aaXbY, gà mái F1 là: AaXBY
b, Bài toán nghịch:
Từ kiểu gen, kiểu hình của Fn để xác định kiểu gen, kiểu hình của P.
- Bước 1: Xác định kiểu gen của cá thể mang kiểu hình lặn.
- Bước 2: Xác định kiểu gen của bố, mẹ.
Ví dụ: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định quả màu vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu xanh. Cho lai đậu Hà Lan có quả màu vàng với nhau, thu được tỉ lệ kiểu hình là 3 vàng : 1 xanh. Xác định kiểu gen của bố mẹ đem lai.
Giải
Xác định kiểu gen của bố mẹ:
P: A− x A−
F1: 3 vàng ( A−) : 1 xanh ( aa)
Ở F1 thu được cây có quả màu xanh => Tỉ lệ kiểu hình lặn ( aa) = ¼ = ½ a x ½ a
=> Hai bên bố mẹ đều tạo ra giao tử a với tỉ lệ là 1/2
c, Bài tập áp dụng:
Bài 1: Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả bầu dục. Cho lai 2 cây cà chua lai với nhau thì thu được F1 gồm: 3 cây quả đỏ-tròn, 3cây quả đỏ-bầu dục, 1 cây quả vàng-tròn, 1 cây quả vàng-bầu dục. Biện luận và viết sơ đồ lai.
Bài 2: Ở một loài động vật, lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho con đực lông đen giao phối với con cái lông trắng thì kết quả phép lai đó sẽ như thế nào?
Bài 3: Trong một phép lai giữa hai cây cà chua quả đỏ, thu được kết quả ở con lai nhưsau: 315 cây cho quả đỏ: 100 cây cho quả vàng.Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên, biết rằng1 gen quy định một tính trạng.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Lời giả bài 3,4 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử (phần 3)
- Lời giải bài 2,3,4 chuyên đề Các dạng bài tập thường gặp về Di truyền học quần thể
- Lời giải bài 7,8 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào (phần 2)
- Lời giải bài 6,7,8 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử (phần 1)
- Lời giải bài 4,5 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử (phần 1)
- Lời giải bài 7,8 chuyên đề Các dạng bài tập thường gặp về Di truyền học quần thể
- Lời giả bài 5,6 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử (phần 3)
- Lời giải bài 1 Chuyên đề Di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử (phần 3)
- Ôn tập thi THPT quốc gia môn Sinh chuyên đề Di truyền học quần thể (phần 2)
- Lời giải câu hỏi 3 chuyên đề Các quy luật di truyền (phần 1) môn Toán ôn thi THPT quốc gia
- Phương pháp giải bài tập về phả hệ Di truyền học người
- Lời giải câu hỏi 2 chuyên đề Các quy luật di truyền (phần 1) môn Sinh ôn thi THPT quốc gia