Tìm hiểu đoạn 3 (" Ta đây cũng chưa thấy xưa nay")
Câu 4: Trang 23 sgk Ngữ văn lớp 10 tập 2
Tìm hiểu đoạn 3 (" Ta đây cũng chưa thấy xưa nay"):
a, Giai đoạn đầu các cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tác giả tái hiện như thế nào? ( Có những khó khăn gian khổ gì? Người anh hùng Lê Lợi tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa ý chí có ý chí có quyết tâm như thế nào? Sức mạnh nào giúp quân ta chiến thắng?)
b, Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài báo cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Cho biết có những trận đánh nào, mỗi trận có những đặc điểm nào nổi bật
- Phân tích những biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của quân ta và sự chiến bại quân giặc.
- Phân tích chất hùng tráng của văn bản được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh nhịp điệu câu văn
Bài làm:
a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa
Tác giả tập trung khắc hoạ hình tượng Lê Lợi - Người lãnh tụ nghĩa quân: ngẫm, căm giặc nước, đau lòng nhức óc, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, vẫn đăm đăm ..., dốc lòng, gắng chí. Một loạt những từ ngữ khắc hoạ phẩm chất, ý chí của người lãnh tụ: Có lòng căm thù giặc sâu sắc, có hoài bão lớn, có ý chí quyết tâm thực hiện hoài bão lí tưởng, tiêu diệt kẻ thù để cứu nước, cứu dân.
- Những khó khăn ở buổi đầu:
- Thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài.
- Những khó khăn thiếu thốn chồng chất.
- Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ.
Vận dụng chiến thuật quân sự:
- Nhân dân bốn cõi một nhà ...
- Tướng sĩ một lòng phụ tử ...
- Thế trận xuất kì ...
- Dùng quân mai phục ...
Đoàn kết, đồng lòng, vận dụng những mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn.
Qua hình tượng Lê Lợi, Tác giả Nguyễn Trãi đã khắc hoạ được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc trong thời đại chống ngoại xâm.
b,Giai đoạn phản công - Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa:
- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động.
- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang.
Nghệ thuật Miêu tả các trận đánh:
- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với những hình tượng thiên nhiên lớn lao kì vĩ.
- Lối liệt kê liên tiếp nhiều dẫn chứng cụ thể, lối kết hợp những câu văn khi dài, khi ngắn biến hoá linh hoạt, tạo giọng điệu mạnh mẽ, dồn dập, giàu cảm hứng anh hùng ca.
Hình ảnh quân thù:
- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống sợ chết, tất cả bọn chúng đều hèn nhát, đều thất bại thảm hại: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run, ...
Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp với những hình ảnh mang tính tượng trưng, đặc biệt với thủ pháp đối lập: Qua đó càng nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang và bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Càng nêu bật những thất bại thảm hại của kẻ thù.
Xem thêm bài viết khác
- Vì sao lại đặt tên nhan đề đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành
- Soạn bài Chí khí anh hùng
- Sưu tầm những câu chuyên có liên quan đến Trần Quốc Tuấn hoặc những bài thơ viết về ông (từ các tư liệu lịch sử, các tài liệu văn học, các giai thoại trong dân gian)
- Thuyết minh một tác giả văn học Nguyễn Trãi
- Nội dung chính bài Phú sông Bạch Đằng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đại cáo Bình Ngô
- Nội dung chính bài Các thao tác nghị luận
- Nội dung chính Lập luận trong văn nghị luận
- Ý nghĩa của việc khắc bia, ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau
- Lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của " khách" nhằm khẳng định điều gì?
- Nội dung chính bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
- Soạn văn 10 bài Các thao tác nghị luận trang 131 sgk