Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết chúng bổ sung điều gì. Thành phần phụ chú trong mỗi câu liên quan đến những từ ngữ nào trước đó?
b) Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết chúng bổ sung điều gì. Thành phần phụ chú trong mỗi câu liên quan đến những từ ngữ nào trước đó?
(1) Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
(2) Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tuỳ thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.
(Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khoá của tương lai)
(3) Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấy đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
(4) Cô bé nhà bên có ai ngờ
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).
(Giang Nam, Quê hương)
Bài làm:
Thành phần phụ chú trong các câu:
(1) kể cả anh (chú thích phạm vi bao quát của cụm từ này, bổ sung cho chúng tôi, mọi người).
(2) các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ ( giải thích cho những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất).
(3) những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới ( chú thích cho cụm từ lớp trẻ, mở rộng đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa về vai trò của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước).
(4) có ai ngờ (cho thấy thái độ, ngạc nhiên của người nói - nhân vật “tôi") ; thương thương quá đi thôi (cho thấy tình cảm mến thương của người nói - nhân vật “tôi").
Xem thêm bài viết khác
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện. Em hãy viết tiếp ...
- Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
- Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì? Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra hai luận điểm đó?
- Soạn văn 9 VNEN bài 25: Mây và sóng
- Em có nhận xét về độ dài của thư ( điện) chúc mừng và và thư (điện) thăm hỏi?
- Ghi lại vào vở tên các tác phẩm, tác giả, thể loại của các tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn học Việt Nam trung đại được học ...
- Soạn văn 9 VNEN bài 18: Bàn về đọc sách
- Cho biết những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào. Đó là phép liên kết gì?
- Tìm những câu thơ có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và trong sóng trong bài thơ Mây và sóng của Ta – go. Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
- Hãy biến đổi các câu sau đây thành câu bị động.
- Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thổ loại văn học trừ tình. Cho ví dụ minh hoạ.
- Tinh thần lạc quan của Rô – bin – xơn được thể hiện như thế nào trong văn bản Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang?