Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
3. Tìm hiểu về liên kết câu và liên kết đoạn văn
a) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
(1) Đoạn văn bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
(2) Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trinh độ sắp xếp các câu trong đoạn văn.
(3) Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên được thể hiện bằng những biện pháp nào? (chú ý những từ ngữ in đậm).
Bài làm:
(1) Đoạn văn bàn về tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.
Chủ đề chung của văn bản là tiếng nói của văn nghệ. Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản, là một phần tạo nên chủ đề chung.
(2) Nội dung chính của mỗi câu văn trong đoạn:
- Câu (1) Vật liệu xây dựng nên tác phẩm là thực tại
- Câu (2) Người nghệ sĩ muốn gửi tâm sự mình vào tác phẩm.
- Câu (3) Mục đích của tâm sự gửi gắm trong tác phẩm.
Những nội dung của các câu đều xoay quanh chủ đề cách phản ánh đời sống của tác phẩm văn nghệ.
Các câu được sắp xếp theo trình tự triển khai chủ đề của đoạn, câu sau nối tiếp ý của câu trước.
(3) Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên được thể hiện bằng những biện pháp:
- Sự lặp lại các từ: tác phẩm – tác phẩm;
- Sử dụng các từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ, ghi lại – muốn nói – gửi vào – góp vào.
- Thay thế: những vật liệu mượn ở thực tại bằng cái đã có rồi, nghệ sĩ bằng anh;
- Dùng quan hệ từ: nhưng
Xem thêm bài viết khác
- Hoàn chỉnh bảng sau bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn để thấy được công dụng của thành phần gọi – đáp và thành phần phụ chú:
- Trình bày những yêu cầu chính đối với việc viết biên bản.
- Viết đoạn văn bình những câu sau:Dù ở gần con, Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể,...
- Hãy tưởng tượng và viết tiếp đoạn kết của đoạn trích Bố của Xi – mông theo suy nghĩ của em.
- Nêu và phân tích một số dẫn chứng cho thấy tinh thần yêu nước là một nội dung nổi bật trong văn học Việt Nam qua các thời kì.
- Tình cảm của nhà thơ đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2,3,4?
- Tìm và phân tích các câu thơ cho thấy con được lớn lên trong tình yêu của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương.
- Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau theo gợi ý nêu ở dưới.
- Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp.
- Trong số những bài thơ đã học, em yêu thích đoạn thơ/ bài thơ nào nhất? Trao đổi với bạn bè, người thân rồi viết lại những cảm nhận của em về đoạn thơ/ bài thơ đó.
- Xác định bố cục truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
- Xác định bố cục của bài thơ; nêu nội dung chính của từng đoạn.